<div> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="vi sao ha Noi quy hoach 2 bo song Hong anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_2_zing.jpg" title="vì sao hà Nội quy hoạch 2 bờ sông Hồng ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption default-caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Chia sẻ với <em>Zing</em>, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính (Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng) bày tỏ niềm vui khi UBND Hà Nội đã trình Thường trực Thành ủy đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng.</p> <p>Quy hoạch dự kiến phê duyệt vào tháng 6, được đánh giá sẽ giải quyết dứt điểm những vấn đề dân sinh bức xúc và tạo dựng tiền đề để TP xây dựng một trục không gian cảnh quan xanh, đô thị sinh thái tại 40 km ở 2 bờ sông.</p> <p>"Phân khu đô thị sông Hồng sẽ là một điểm tựa vững chắc để thành phố bứt phá về kinh tế - xã hội, giải quyết dứt điểm bài toán dân sinh và mở ra một giai đoạn phát triển mới cho đô thị thủ đô", ông Chính nói.</p> <h3>Định hướng mới</h3> <p class="question">- Ban Cán sự Đảng UBND TP chọn hướng phát triển phân khu sông Hồng thành một trục cảnh quan không gian, đô thị sinh thái, làm nổi bật nét riêng, đặc thù về văn hóa, lịch sử của thủ đô thay vì đô thị cao tầng. Ông nghĩ sao về định hướng này?</p> <p>- Tầm nhìn quy hoạch sông Hồng theo hướng đô thị cao tầng đã không còn phù hợp và lãnh đạo TP sớm nhìn nhận ra việc này và thay đổi cách tiếp cận.</p> <p>Sông Hồng là trục bố cục cảnh quan quan trọng của Hà Nội, vì thế, quy hoạch tổng thể Hà Nội cần phát triển với bộ khung đô thị là những tuyến giao thông bắc - nam qua sông Hồng và các trục hướng tâm kết nối với các đường vành đai TP.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="vi sao ha Noi quy hoach 2 bo song Hong anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_unnamed_zing.jpg" title="vì sao hà Nội quy hoạch 2 bờ sông Hồng ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Quỹ đất lớn 2 bờ sông Hồng bị lãng phí. Ảnh: <em>Hoàng Hà.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Trong đó, sông Hồng làm nên một trục cảnh quan không gian mặt nước, cây xanh vừa mang tính biểu tượng, vừa mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Bên cạnh đó, việc giới hạn quy hoạch trong 40 km chiều dài sông là phù hợp trong giai đoạn phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thủ đô.</p> <p>Thực tế từ lâu, lãnh đạo thành phố đã nhìn ra vấn đề và đặt mục tiêu phát triển hết tiềm năng con sông đoạn chảy qua Hà Nội. Nhưng bởi nhiều lý do, nguồn lực, công nghệ và điều kiện lúc đó chưa cho phép nên chưa thể thực hiện.</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Nhìn vào trong thành phố thì nhà cao tầng lấp lánh, tráng lệ mà cuộc sống người dân ven sông còn khổ sở, vất vả như vậy thì đâu thể xứng làm đô thị dẫn đầu cả nước được</p> <p><strong>KTS Trần Ngọc Chính</strong></p> </blockquote> <p>Cách đây nửa thế kỷ, sông Hồng đẹp và thơ mộng. Quá trình đô thị hóa quá nhanh, công tác quản lý thiếu chặt chẽ, quy hoạch không theo kịp, cùng với sự dịch chuyển dân cư 2 bên bờ sông mỗi khi lũ lụt làm rối loạn trật tự xây dựng, nhà cửa tạm bợ, xập xệ. Con sông chảy qua các quận lớn như Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, nhưng khu dân cư ven sông rất lộn xộn, mất mỹ quan.</p> <p>Năm 2006, các chuyên gia của Hàn Quốc đã đến khảo sát và đưa ra ý tưởng quy hoạch 2 bên sông thành đô thị dân cư. Lúc đó, Hà Nội diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 900 km2, Hàn Quốc muốn giúp chúng ta xây dựng đô thị ở cả 2 bên bờ và bãi giữa sông Hồng. Mục tiêu của quy hoạch là tạo thêm quỹ đất xây nhà cao tầng.</p> <p>Nhưng sau khi mở rộng, diện tích Hà Nội tăng lên 3.344 km2, thì việc tập trung xây nhà cao tầng 2 bên bờ sông Hồng là không phù hợp. Vì vậy, theo tôi, việc không áp dụng quy hoạch của Hàn Quốc lúc đó là một điều may mắn.</p> <p>Bên cạnh đó, giai đoạn trước Hà Nội cũng chưa có sự thống nhất với các bộ, ngành trong việc trị thủy dòng sông, có nhiều vướng mắc trong các quy định và quy hoạch thoát lũ sông Hồng. Vấn đề này năm nào cũng nói, nhưng không đưa ra được giải pháp cuối cùng. Hay nói đúng hơn, không có một có sở pháp lý quan trọng nào để khu vực 2 bờ sông Hồng có thể xây dựng theo quy hoạch.</p> <p>Đất đai 2 bên bờ sông rộng mênh mông, nhưng không nhà đầu tư nào dám vào vì đây là khu vực thoát lũ, chưa có quy hoạch. Cấp phép tạm để làm 5 năm thì làm gì có ai bỏ tiền của vào đầu tư bao giờ. Người dân thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép vào lòng sông dai dẳng, nhức nhối và cũng nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội khó kiểm soát.</p> <p>Nhìn vào trong thành phố thì nhà cao tầng lấp lánh, tráng lệ mà cuộc sống người dân ven sông còn khổ sở, vất vả như vậy thì đâu thể xứng làm đô thị dẫn đầu cả nước được.</p> <p class="question">- UBND Hà Nội cho biết đang trình Thành ủy phê duyệt quy hoạch này và dự kiến ban hành vào tháng 6 sau hàng chục năm chờ đợi. Ông đánh giá thế nào về quyết tâm của lãnh đạo Thành ủy, UBND Hà Nội hiện nay?</p> <p class="answer">- Cái lợi đầu tiên và trực tiếp của việc quy hoạch được triển khai là cải tạo và ổn định được cuộc sống người dân 2 bên bờ sông. Đây là điều người dân đã chờ đợi mòn mỏi hàng thập kỷ rồi.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="vi sao ha Noi quy hoach 2 bo song Hong anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_cac_phan_khu_quy_hoach_song_hong_1_.jpg" title="vì sao hà Nội quy hoạch 2 bờ sông Hồng ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Đồ họa:<em> Phượng Nguyễn.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo quy hoạch, khi đã có quyết định rõ về phân lũ, thì TP sẽ có quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng, bảo đảm tốt nhất cho việc tái định cư, đảm bảo điều kiện khai thác quỹ đất 2 bên sông cho toàn bộ thành phố.</p> <p>Thứ hai, quy hoạch được 2 bờ sông Hồng thành phố sẽ dành ra được 1 quỹ đất lớn để thu hút đầu tư, xây dựng các khu thương mại, dịch vụ, công viên, khu vui chơi giải trí để phục vụ người dân. Hà Nội đang quá thiếu các hạng mục cây xanh, mặt nước và khu nghỉ dưỡng cho người dân.</p> <p>Quan trọng nhất, khu vực này sẽ cực kỳ hấp dẫn các nhà đầu tư, vị trí gần sông, không khí trong lành, thoáng mát. Khu vực này hoàn toàn có thể xây dựng các khu đô thị hiện đại, sinh thái cùng với hệ thống cây xanh mặt nước. Khi hoàn thành có thể sánh ngang với đô thị 2 bên sông như Seoul (Hàn Quốc). Nếu thành phố tạo được cơ chế hợp lý, đây sẽ là mỏ vàng cho Hà Nội khai thác và phát triển.</p> <p>Lãnh đạo Thành ủy, UBND Hà Nội rất quan tâm đến công tác quy hoạch. Họ hiểu rõ quy hoạch sẽ tác động rất lớn đến công tác phát triển kinh tế xã hội và bộ mặt kiến trúc đô thị.</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Đây là thời điểm không thể tốt hơn để thành phố tiếp tục giấc mơ đã ấp ủ bấy lâu nay</p> <p><strong>KTS Trần Ngọc Chính</strong></p> </blockquote> <p>Trong đó có những vấn đề rất chi tiết như chỉ đạo công tác quy hoạch xây dựng, lập hội nghị xúc tiến đầu tư để thu hút các doanh nghiệp. Rồi thực hiện các đô thị vệ tinh, đặc biệt là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, kết nối hệ thống đường sắt đô thị và những cơ chế chính sách quan trọng cho thủ đô.</p> <p>Để quy hoạch sông Hồng được thực hiện một cách đúng đắn thì tầm nhìn, quyết tâm của lãnh đạo thành phố vô cùng quan trọng. Đây còn là thời điểm không thể tốt hơn để thành phố tiếp tục giấc mơ đã ấp ủ bấy lâu nay.</p> <p>Thành phố đã có được cơ chế ưu đãi, đặc thù với vai trò là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước. Tôi tin với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, cơ chế mới sẽ giúp rất nhiều cho thành phố trong đáp ứng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có dự án quy hoạch 2 bờ sông Hồng.</p> <h3>Nếu làm tốt thì Nhà nước không phải bỏ tiền</h3> <p class="question">- Để thực hiện được quy hoạch này, theo ông, đâu là vướng mắc lớn nhất mà Hà Nội phải vượt qua?</p> <p class="answer">- Muốn quy hoạch được 2 bờ sông, lại phải quay lại câu hỏi làm sao để phù hợp với quy hoạch phân lũ. Nội dung này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, cũng không thể trách bộ khi các vấn đề biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan rất khó lường. Bởi thế, Hà Nội, các bộ, ngành sẽ cùng nhau tìm phương án khoa học nhất để trình Chính phủ.</p> <p>Trên quyết định đó, Hà Nội sẽ chủ động triển khai quy hoạch 2 bên bờ sông theo quy hoạch hiệu quả nhất.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="vi sao ha Noi quy hoach 2 bo song Hong anh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/17/znews-photo-zadn-vn_pld_5785_zing.jpg" title="vì sao hà Nội quy hoạch 2 bờ sông Hồng ảnh 4" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ từng nhấn mạnh quy hoạch 2 bờ sông Hồng là một trong những mục tiêu quan trọng của thủ đô trong 5 năm tới. Ảnh: <em>Quỳnh Trang.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Đồng ý chuyện thoát lũ, bảo vệ an toàn đê điều đối với Hà Nội là chuyện sống còn, nhưng quy hoạch 2 bên bờ sông cũng là chuyện sống còn đối với sự phát triển của thủ đô Hà Nội không chỉ trước mắt mà tương lai lâu dài của thành phố.</p> <p>Quỹ đất sau khi giải phóng mặt bằng 2 bên bờ sông có thể chính là câu trả lời, quy hoạch 2 bên bờ sông sau khi phân lũ sẽ tạo nên những không gian phát triển phù hợp với yêu cầu thu hút về đầu tư như các khu thương mại, dịch vụ xã hội và bất động sản.</p> <p>Luật Thủ đô được ban hành nhằm tôn vinh Hà Nội và tạo nhiều cơ sở pháp lý để TP phát triển. Cùng với đó, cơ chế đặc thù vừa được Quốc hội thông qua là những nội dung hết sức quan trọng để Hà Nội có thể áp dụng, đủ điều kiện gọi mời đầu tư, trong nước và quốc tế.</p> <p class="question">- Theo ông, thành phố cần chú ý điều gì để thực hiện quy hoạch 2 bờ sông Hồng được hiệu quả, quy củ, tránh bị chậm tiến độ giống như một số dự án khác trên địa bàn?</p> <p class="answer">- Thành phố có sự quyết tâm rất cao của lãnh đạo, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ các viện nghiên cứu hàng đầu. Tất cả sẽ là nguồn lực to lớn để giúp sức thành phố đẩy mạnh dự án táo bạo, quan trọng này. Hà Nội đã có cơ chế đặc biệt có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thành phố chỉ cần quy hoạch bài bản để thực hiện.</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Chuyện thoát lũ, bảo vệ an toàn đê điều đối với Hà Nội là chuyện sống còn, nhưng quy hoạch 2 bên bờ sông cũng là chuyện sống còn đối với sự phát triển của thủ đô</p> <p><strong>KTS Trần Ngọc Chính</strong></p> </blockquote> <p>Thành phố cần chú trọng đến xây dựng 2 tuyến đường cấp đô thị chạy dọc sông đoạn qua phân khu được quy hoạch, đây sẽ là tuyến giao thông chính, liên kết giao thông phân khu đô thị với giao thông trên toàn thành phố. Tuyến đường này sẽ là điểm nhấn cho toàn bộ quy hoạch sông Hồng.</p> <p>Ngoài ra, các cơ quan của thành phố cần tính toán chi tiết đến việc di dời, tái định cư khu vực dân cư nằm trong khu vực vi phạm hành lang bảo vệ đê điều và thoát lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở và từng bước di dời các hộ dân không nằm trong khu dân cư tập trung.</p> <p>Đây là cơ hội tốt nhất để chúng ta tạo điều kiện cho người dân 2 bên sông sống ổn định và phát triển, thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị.</p> <div class="notebox ncenter"> <p>Theo dự thảo đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng vừa được UBND TP trình lên Thường trực Thành ủy, quy hoạch được lập ra thành 5 phân khu R1, R2, R3, R4, R5, trên đoạn sông dài 40 km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Diện tích bao phủ khoảng 11.000 ha, thuộc địa bàn 13 quận, huyện. Dân số ước tính theo quy hoạch là 280.000 đến 320.000 người.</p> <p>Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã giao UBND TP khẩn trương làm việc, xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng để hoàn thiện đồ án, sớm trình lên Ban Thường vụ Thành ủy để phê duyệt trong tháng 6.</p> </div> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hà Nội đang nắm 'thời cơ vàng' để thay đổi diện mạo 2 bờ sông Hồng
Hà Nội đang nắm trong tay nhiều cơ hội để quy hoạch 2 bờ sông Hồng. Nếu không phải bây giờ thì còn chờ đến lúc nào nữa?", kiến trúc sư Trần Ngọc Chính nói.
Hiểu thế nào về không công khai sai phạm nhà giáo?
Nhiều biển số ôtô “vip” bị bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tại Hà Tĩnh
Cộng 2 điểm cho con của người hoạt động CM trước 1/1/1945?
“Ngáo” giá gây sốt đất… cần chế tài chứng minh tài chính?
Xét công nhận chức danh GS,PGS: Minh bạch thông tin... giảm thiểu gian lận, tiêu cực!
Có đặt trách nhiệm hình sự vụ ông Vương Tấn Việt dùng bằng giả?
Chuyên gia pháp lý cho rằng, sử dụng bằng cấp không đúng quy định của pháp luật để dự tuyển trong các kỳ tuyển sinh, học đại học và sau đại học là vi phạm pháp luật.
Hôm nay (23/10), Quốc hội thảo luận về Luật Quy hoạch, Luật Đấu thầu
Hôm nay, 23/10, Quốc hội thảo luận về Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Giá đất Hà Đông lao lên hơn 10 tỷ, nhà đầu tư "lắc đầu"
Sau hơn 14h tổ chức, phiên đấu giá đấu giá 27 thửa đất tại quận Hà Đông đã kết thúc. Lô đất trúng đấu giá có giá cao nhất là 262 triệu đồng/m2, các lô đất còn lại có giá trúng dao động từ 146 - 183 triệu đồng/m2.
Bầu trời Hà Nội ô nhiễm, chuyên gia hiến kế gì cải thiện?
TP Hà Nội cùng nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp cấp bách và lâu dài để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí nhằm "cứu" bầu trời Hà Nội.
Giá điện tăng, hàng hóa liệu có “leo thang”?
Giá điện bán lẻ bình quân tăng 4,8%, lên 2.103,11 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT) từ 11/10. Các chuyên gia cho rằng, giá điện tăng tác động tất cả sản phẩm khác của hàng hóa mà phải dùng điện.
Hà Nội đã hết người ăn xin, vô gia cư?
"Hà Nội hiện không có người ăn xin ăn mày, không có người vô gia cư", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ lại ý kiến ông đã phát biểu tại hội nghị các thị trưởng ASEAN tại Lào.
Hai di tích lịch sử sắp tôn tạo ở Biên Hòa có gì đặc biệt?
Thành cổ Biên Hòa và quảng trường Sông Phố là hai di tích lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt của thành phố Biên Hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.
Cứu 2 người ở Sơn Trà: 10 kinh nghiệm sống còn khi lạc trên núi
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi đi lạc trên núi, cần thực hiện 10 điều sau.
Cần mở rộng đối tượng miễn học phí, không chỉ con giáo viên
Từ đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo, Nhà nước cần nghiên cứu để ngày càng mở rộng đối tượng được miễn học phí trong xã hội theo tiêu chí từng cấp học và từng đối tượng.
Kéo dài thời gian thăm vịnh Hạ Long
Từ 20/10/2024, tàu tham quan ban ngày, vào mùa hè (tính từ 1/4 - 31/10) được xuất bến từ 5h và về bến chậm nhất là 20h, trong khi hiện nay là 6h mới được xuất bến và phải trở về bến trước 19h.