Hà Giang: Liên hiệp Hội phản biện chính sách phát triển du lịch của tỉnh

Ngày 15/11/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) Hà Giang đã tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB) Dự thảo “Ban hành một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2025” (Dự thảo).
Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Dự thảo được xây dựng căn cứ điều kiện thực tế và mục tiêu lâu dài về phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang, nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2021-2025; với mục tiêu thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển du lịch tỉnh Hà Giang xứng tầm với lợi thế và tài nguyên sẵn có, trong lộ trình phát triển thành trọng điểm du lịch quốc gia,đến năm 2025 thu hút 3 triệu lượt khách du lịch, đóng góp 10,34% giá trị tổng sản phẩm và tạo ra 28.200 việc làm trên địa bàn tỉnh.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng: Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang ban hành tại thời điểm này là kịp thời và có ý nghĩa hết sức thiết thực; Các văn bản Dự thảo ban hành Nghị quyết đã tuân thủ trình tự thủ tục quy phạm pháp luật về ban hành văn bản; Nội dung của chính sách khá rõ ràng, cụ thể.

Tuy nhiên, Dự thảo chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2025 chưa đáp ứng được yêu cầu, chủ trương phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm của Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Hà Giang nói riêng; Chính sách chưa tạo được cơ chế đủ mạnhđểkhuyến khích, thu hút được các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn về đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch tại tỉnh; Chính sách hỗ trợ chưa xứng tầm với lợi thế và tài nguyên sẵn có trong lộ trình phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thành trọng điểm du lịch quốc gia.

Để Chính sách của tỉnh khi được ban hành sẽ đi vào thực tiễn, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, có tính khả thi, các đại biểu đề nghị cơ quan tham mưu chủ trì soạn thảo cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Dự thảo như ngoài việc hỗ trợ đầu tư cải tạo xây dựng chỉnh trang để thể hiện nổi bật các nét văn hóa mang bản sắc dân tộc mà còn phải hỗ trợ đầu tư bồi dưỡng nâng cao trình độ dịch vụ tiếp đón phục vụ khách du lịch trải nghiệm tại các Homestay, đảm bảo để các Homestay vừa có nghiệp vụ dịch vụ du lịch hấp dẫn vừa thể hiện tốt nhất, đẹp nhất mang các đặc thù của bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, các làng du lịch và làm tăng khả năng thu hút nhiều khách du lịch tham gia nghỉ lại để trải nghiệm các hoạt động của đồng bào các dân tộc ở vùng nông thôn miền núi và vùng cao, vùng sâu của Hà Giang.

Ngoài ra, các đại biểu cho rằng cần phải bổ sung thêm phụ lục dự kiến nguồn lực thực hiện các Dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, gồm: nội dung, mức hỗ trợ, số lượng, địa bàn ưu tiên thực hiện dự án và tỉnh cần nghiên cứu, tính toán, cân đối lại nguồn kinh phí hỗ trợ để đảm bảo tính thực thi và hiệu quả khi chính sách được ban hànhvà sẽ là đòn bẩy cho phát triển ngành du lịch của tỉnh Hà Giang.

Các ý kiến góp ý tại hội thảo sẽ được Liên hiệp Hội Hà Giang tổng hợp gửi tới HĐND, UBND tỉnh, các Sở, ngành của tỉnh liên quan, đồng thời gửi Cơ quan tham mưu chủ trì xây dựng dự thảo chính sách để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành./.

Theo Đời sống
Không để chậm trễ khắc phục sạt lở sau bão lũ

Không để chậm trễ khắc phục sạt lở sau bão lũ

Không chỉ riêng Yên Bái mà các tỉnh thành khác bị ảnh hưởng cơn bão số 3 cần khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ một cách nhanh, gọn, hiệu quả nhất có thể để sớm ổn định đời sống của người dân.
back to top