Hà Giang: 11 trẻ nhỏ ngộ độc do ăn quả lạ

5/11 trẻ từ 3- 12 tuổi ăn quả Hồng châu bị suy đa phủ tạng. Đây là loại quả chứa rất nhiều độc tố cha mẹ cần biết để phòng ngừa và chữa trị cho con kịp thời.

5/11 trẻ suy đa phủ tạng

Trong 2 ngày 31 và 1/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã tiếp nhận 11 cháu nhỏ từ 3 đến 12 tuổi bị ngộ độc do ăn quả lạ.T

heo đó, vụ ngộ độc được cho là do ăn quả Hồng Châu xảy ra tại thôn Chua Só, xã Tả Lủng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) khiến 3 cháu nhỏ nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Theo người nhà nạn nhân cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc vào khoảng 14h chiều ngày 31/7, các cháu gồm: Sùng Thị Mỷ (9 tuổi), Sùng Thị Say (8 tuổi), Sùng Thị Máy (7 tuổi) trong lúc đi cắt cỏ bò đã rủ nhau hái quả Hồng Châu ăn.

Trẻ bị ngộ độc do ăn quả Hồng châu

Trẻ bị ngộ độc do ăn quả Hồng châu

Đến 22h cùng ngày, các cháu có các triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa sau đó được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn khám và điều trị.

Tối cùng ngày Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn cùng lúc tiếp nhận thêm 8 nạn nhân cũng bị ngộ độc do ăn quả Hồng Châu tại thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo.

Các nạn nhân gồm: Lầu Thị Mỷ (11 tuổi), Lầu Thị Chở (10 tuổi), Lầu Mí Nô (7 tuổi), Giàng Thị Mỷ (12 tuổi), Giàng Mí Súng (10 tuổi), Giàng Thị Chở (8 tuổi), Giàng Thị Ly (4 tuổi), Giàng Thị Cúc (3 tuổi). Thời điểm nhập viện, các cháu đều trong tình trạng hôn mê, nôn mửa, đau đầu, đau bụng.

Ngay sau khi tiếp nhận các bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tiến hành cấp cứu, xử trí bằng phương pháp thải độc, gây nôn, truyền dịch, lợi tiểu.

Quá trình điều trị tích cực đến 9h ngày 1/8, tình trạng của cả 6 cháu đều tạm thời ổn định, chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, có 5 cháu được chẩn đoán suy đa phủ tạng và chỉ định chuyển lên tuyến trên.

Nhận được thông tin, lãnh đạo huyện Đồng Văn đã đến thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình.

Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân không ăn quả Hồng Châu rừng và các loại quả không rõ nguồn gốc.

Chưa có thuốc đặc trị

Theo TS. BS Lê Ngọc Duy, Bệnh viện Nhi TƯ, việc phát hiện sớm và xử trí kịp thời là giải pháp quan trọng cứu sống bệnh nhân khi ăn quả hồng châu. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho các trường hợp bị ngộ độc hồng châu mà chủ yếu là điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng.

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện ngộ độc do ăn quả hồng châu cần gây nôn, rửa dạ dày càng sớm càng tốt, cho trẻ uống than hoạt với liều 1-2 g/kg cân nặng, dùng 4-6 gói sorbitol (nếu không có thể cho uống lòng trắng trứng), tăng cường thải độc tố, duy trì chức năng sống (trợ tim-mạch, trợ hô hấp, suy gan chống co giật, chống phù phổi cấp…), xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh chất điện giải trong máu cho trẻ.

Gia đình khi thấy con ăn phải quả hồng châu cần cho con uống nhiều nước và gây nôn, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất bằng xe cơ giới (tuyệt đối không để trẻ đi bộ).

“Hiện đang là mùa quả hồng châu chín, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, đặc biệt là trẻ em, các cấp chính quyền địa phương, gia đình và nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của quả hồng châu cũng như các loại quả dại khác, tuyệt đối không ăn thử dù chỉ một lần nhằm tránh những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra” – TS.BS Duy khuyến cáo.

Quả hồng châu có thành phần chính là Ankaloid, Axit Amin, Axit Cacboxylic, Flavonoid, Polyphenol… Độc tố chính của quả hồng trâu là Alkaloid, chứa chính trong nhân hạt. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch. Một số hoạt chất khác có thể gây tổn thương các cơ quan khác như gan, thận…

Theo Đời sống
Khởi tố 3 đối tượng lừa bán vé xe trên mạng

Khởi tố 3 đối tượng lừa bán vé xe trên mạng

Công an thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 3 đối tượng, gồm: P.V.V (SN: 2003), P.V.Q (SN: 2004) và P.N.B (SN: 2006, cùng trú tại Nam Định) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
back to top