<div> <p>Hai ngày trước, giá thịt lấy từ lò mổ còn ở mức 140.000 đồng mỗi cân. "Sau một đêm tăng thêm hai chục nghìn", bà Vân - chủ cửa hàng giò chả Ước Lễ trong chợ Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) nói và nhấn mạnh thêm "chưa bao giờ thấy thịt hơi nhảy chóng mặt như thế". </p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Khách đến mua một lạng giò. Ảnh: Hoàng Phương." src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/06/dsc08542-jpg-7309-1577455000.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Khách đến mua một lạng giò. Ảnh: <em>Hoàng Phương.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Mặc bị hét giá, bà Vân vẫn phải mua. Thịt mông sấn nửa nạc nửa mỡ còn nóng hổi, mới lấy từ lò mổ nội thành là nguyên liệu duy nhất của hàng giò chả ba mươi năm nay. Bà không thể thay thế bằng thịt đông lạnh dù giá bằng hai phần ba. Loại thịt đó chỉ để nấu đông, làm thịt xào. Bà cũng không thể chuyển sang lấy thịt từ lò mổ ngoại thành hoặc các tỉnh xa. Di chuyển trong vài tiếng đồng hồ là miếng thịt sẽ "chết". Xay giò không dẻo, mất kết dính thì khách chê.</p> <p>Nhìn thấy việc kinh doanh giò chả gặp khó khăn nhưng bà Vân không còn lựa chọn nào khác. Thương lái đẩy giá thịt lên từng ngày. Theo đó giá mỗi cân giò chả các loạt đồng loạt tăng thêm khoảng 50.000 đồng và dự kiến còn tăng tiếp trong những ngày giáp Tết nguyên đán.</p> <p>Gần đây, nhiều khách hàng của giò chả Ước Lễ đã chuyển sang ăn thực phẩm khác và hẹn bao giờ giá lợn "xuống thang" thì quay trở lại. Nhưng khách quen vẫn tìm đến, mua với số lượng ít hơn. "Giá bấp bênh, song truyền thống của người Việt dù nghèo đói ngày ba mươi Tết phải có thịt treo trong nhà", nắm bắt tâm lý đó, bà Khánh Vân vẫn làm để bán hàng ngày nhưng giảm số lượng, từ 30 kg nguyên liệu xuống còn 25 kg mỗi ngày.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Giá mỗi kg giò, chả các loại đã tăng lên khoảng 50 nghìn đồng, từ đầu tháng 12. Ảnh: Hoàng Phương." src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/16/gio2-2729-1577455000.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Giá mỗi kg giò, chả các loại đã tăng lên khoảng 50.000 đồng, từ đầu tháng 12. Ảnh: <em>Hoàng Phương.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Bà chủ hàng giò cũng chưa có kế hoạch sản xuất cho tháng Chạp, dù đây là thời điểm tiêu thụ hàng mạnh nhất. Những năm trước, cửa hàng xuất khoảng 5 tấn giò chả các loại trong tháng giáp Tết. Từ 25 Tết trở đi, mỗi ngày bán khoảng 7 tạ. Mọi năm dịp này bà Vân đã nhận khoảng chục mối lớn, song năm nay mới có một đơn vị đặt 5 tạ giò. Để giữ chân khách quen, bà chấp nhận chịu lỗ nếu hôm làm hàng mà giá lợn tăng cao hơn hôm đặt hàng.</p> <p>Ngược với bà Khánh Vân, chủ cửa hàng giò chả trên phố Trần Khát Chân không dám nhận đơn hàng lớn trong lúc giá thịt lợn đang "nhảy múa". "Đầu tháng Chạp mà hẻo quá", Phan Tiến Dũng, nhân viên duy nhất vừa kiểm kê tiền hàng cuối buổi chiều vừa than thở, khi doanh thu chỉ còn một nửa so với thời chưa bão giá. Hai tháng nay, mỗi ngày cửa hàng chỉ làm khoảng hai chục cân bán cầm chừng, chờ sang năm bình ổn giá.</p> <p>Anh chàng chỉ vào bảng giá mới treo, bảo bánh mì kẹp chả không tăng giá, vẫn 20.000 đồng mỗi chiếc, nhưng miếng chả quế sẽ thái mỏng đi. Cái nào không mỏng được thì bớt một, hai miếng. Dũng đưa cho khách kèm lời giải thích. Khách cũng không phàn nàn gì bởi "thị trường nó thế". Ba tháng trước, Dũng đã nghe ông chủ báo trước "năm nay không có lương tháng 13, thưởng Tết có lẽ cũng không như mọi năm". Cậu vẫn chấp nhận làm việc với mức lương sáu triệu đồng mỗi tháng, bao ăn ở.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Công nhân gói nem chỉ làm cầm chừng buổi sáng. Ảnh: Lê Hoàng." src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/21/cong-nhan-lam-nem-3034-1577455000.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Công nhân gói nem chỉ làm cầm chừng buổi sáng. Ảnh:<em> Lê Hoàng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span><strong>Cách thủ đô 150 km, người làm nem chua Thanh Hóa cũng đang điêu đứng vì giá thịt lợn tăng cao. </strong></span> Làng Cốc Hạ, phường Đông Hương và phường Hàm Rồng, những nơi tập trung nhiều cơ sở nhất không còn cảnh xe cộ chen chúc chờ lấy hàng. Khi thịt nạc và bì – những nguyên liệu chính để làm nem tăng từ 200 đến 300% khiến hàng trăm nhà sản xuất đình trệ hoặc hoạt động cầm chừng.</p> <p>Suốt buổi sáng, không có người gọi điện hay đến đặt hàng, bà Nguyễn Thị Huệ cho 4 công nhân nghỉ việc sớm. Ngày này những năm trước, nhà bà Huệ luôn ngập trong lá chuối và tiếng máy xay chạy thâu đêm suốt sáng. Người canh thịt, người trộn thính, người gói luôn tay. Gần chục công nhân phải chia giờ, thay nhau ăn trưa để làm nem kịp giao cho khách. Năm nay, số nhân công ấy đã bỏ đi làm nhà máy hoặc chọn việc khác. Mấy chục bạn hàng của bà Huệ nghỉ sản xuất hai tháng nay.</p> <p>"Xác định là mất Tết", bà chủ kêu. Hiện thịt lợn nạc ngon (loại có thể gói nem) mua vào ở TP Thanh Hoá khoảng 180.000 đến 200.000 đồng một kg, tăng khoảng 80.000 đến 100.000 đồng so với vài tháng trước. Giá bì nõn thành phẩm cũng phi mã gấp ba lần, lên 60.000 đồng mỗi kg.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Lượng khách hàng đến mua nem ở cơ sở Thắng Tuyến giảm sút 50-60% so với cùng kỳ. Ảnh: Lê Hoàng." src="https://khds.1cdn.vn/2019/12/19/ba-tuyen-chu-co-so-thang-tuyen-8940-1577455000.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Lượng khách hàng đến mua nem ở cơ sở Thắng Tuyến giảm sút 50 đến 60% so với cùng kỳ. Ảnh: <em>Lê Hoàng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Nem chua Thắng Tuyến nổi danh đắt hàng ở TP Thanh Hóa cũng không khá hơn, khi sức tiêu thụ giảm 50 đến 60%. Giá nguyên liệu tăng gấp đôi, ba lần. Người làm nem chua chưa bao giờ thấy thịt lợn tăng cao như thế, "kể cả khi có dịch tai xanh mấy năm trước cũng không chạm mốc bây giờ". Vậy nhưng mỗi chục nem bà Tuyến chỉ dám tăng 10.000 đồng, từ 40.000 lên 50.000 đồng. Các loại nem thính, nem nướng, nem rán cũng tăng giá tương tự. </p> <p>"Chúng tôi chấp nhận lãi ít hơn hoặc bán hòa vốn để duy trì nghề và giữ khách", bà chủ nem chua Thắng Tuyến chia sẻ.</p> <div> <p>Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch tả lợn châu Phi khiến tổng đàn heo cả nước giảm 6 triệu con, tương đương 342.000 tấn thịt. Giá heo hơi leo thang liên tục từ đầu tháng 9 đến nay, do nguồn cung thịt lợn trong nước khan hiếm. Bộ Công Thương dự báo nhu cầu cung thịt heo trong tháng 12 và tháng 1/2020 khoảng 600.000 tấn. Vì thế lượng thịt thiếu hụt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sẽ quanh mức 300.000 tấn.</p> <p><a href="https://vnexpress.net/thoi-su/gio-cha-nem-chua-phap-phong-theo-gia-thit-lon-4034173.html"><em>Theo VnExpress.net</em></a></p> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Giò chả, nem chua phập phồng theo giá thịt lợn
Lần đầu tiên trong ba mươi năm làm nghề, bà chủ hàng giò chả Nguyễn Khánh Vân mới thấy giá một cân thịt lợn mông sấn nhảy lên 160.000 đồng.
Đèo Cả 'vỡ' phương án tài chính, ngụp lặn trong khoản vay nợ khổng lồ
CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) đang ngụp lặn trong khoản vay nợ tài chính khổng lồ đồng thời gặp khó khăn khi vỡ phương án tài chính.
Tiên phong kiến tạo chuẩn mực mới cho phong cách sống hiện đại
Sức khỏe và tiện nghi công nghệ đang trở thành những ưu tiên hàng đầu của những người trẻ hiện đại và thành đạt. Bởi vậy, họ luôn khát khao tìm môi trường sống với hệ tiện ích Wellness-Smart để dễ dàng chạm tay vào lối sống này.
Phú Quốc sắp có bệnh viện và quảng trường đẳng cấp quốc tế
Ngày 2/11, đoàn công tác của Chủ tịch UBND TP Phú Quốc đã tới phường An Thới để khảo sát, làm việc với các ngành chức năng về hai dự án đang được hé lộ sẽ xây dựng tại đây: quảng trường biển và bệnh viện quốc tế.
Căn hộ 3 phòng ngủ giữa nội đô mê mẩn khách mua nhà
Từ cái nhìn đầu tiên, căn hộ 3 phòng ngủ tại Hanoi Melody Residences đã mang đến cảm xúc mãnh liệt về một tổ ấm đầy ắp giá trị sống, từ sống khỏe, sống tiện nghi tới sống hòa hợp cùng thiên nhiên.
Dấu ấn khác biệt của VINAMILK với 16 năm là thương hiệu quốc gia
Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu – Vinamilk - tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance
Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance.
Tiên phong kiến tạo chuẩn mực mới cho phong cách sống hiện đại
Sức khỏe và tiện nghi công nghệ đang trở thành những ưu tiên hàng đầu của những người trẻ hiện đại và thành đạt. Bởi vậy, họ luôn khát khao tìm môi trường sống với hệ tiện ích Wellness-Smart để dễ dàng chạm tay vào lối sống này.
Thị trường căn hộ phía Đông Thủ đô nóng lên từng ngày
Sở hữu những lợi thế độc bản cùng tiềm năng tăng giá mạnh mẽ, The Paris - phân khu cuối cùng và đẳng cấp bậc nhất của tâm điểm thượng lưu The Metropolitan đang là tọa độ vàng hút các nhà đầu tư đổ về phía Đông Hà Nội.
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?
Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
Vì sao công ty D2D bị xử phạt hành chính về thuế 865 triệu đồng?
Theo quyết định xử phạt từ Tổng cục thuế - chi cục thuế tỉnh Đồng Nai có hiệu lực ngày 24/10/2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HoSE: D2D) đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp theo quy định.
Dự án chưa ‘thành hình’, Thành phố Amata Long Thành vẫn lãi tốt nhờ đâu?
Trong số các doanh nghiệp khu công nghiệp và đô thị tại Việt Nam, “hạt giống” nào là “gà đẻ trứng vàng” cho đại gia Amata Thái Lan?