Giật mình loại cá 'ổ' kí sinh trùng, cảnh giác khi ăn

Cá là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những loại cá chứa kí sinh trùng, cần cảnh giác khi ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý nên tiêu thụ 120-200g cá, thịt gia cầm, trứng, thịt nạc và các thực phẩm động vật khác mỗi ngày. Trong số các loại thịt động vật, nên ăn cá hai lần một tuần tương đương 300-500g để có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Đánh giá lợi ích sức khỏe của cá, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Northwest (Nam Phi) chỉ ra, tiêu thụ 50g cá mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 9%. Cá là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa axit béo Omega-3 có vai trò là một trong những cấu trúc lipid quan trọng của não, có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe não bộ, bảo vệ mạch máu. Tuy nhiên, có những loại cá chứa kí sinh trùng, cần cảnh giác khi ăn.

Cá da trơn. Cá da trơn như cá tra thịt tươi ngon, mềm nên được nhiều người ưa thích. Điều đáng bàn, môi trường sống của cá da trơn có thể biến chúng thành “ổ” kí sinh trùng. Cụ thể, cá da trơn có khả năng thích ứng mạnh, có thể sống sót trong những môi trường không đảm bảo như cống rãnh, mương hoặc ao tù.

Tại một số trang trại, người dân còn nuôi cá da trơn (cá trê) ngay dưới chuồng nuôi heo hay vịt gà, có thể tiết kiệm được lượng thức ăn không nhỏ.

Một lý do khác khiến ca da trơn được ví là “ổ” kí sinh trùng là đặc điểm ăn tạp của chúng. Cá da trơn có thể ăn hầu hết các sinh vật trong nước, kể cả xác thối. Vì vậy, mua cá da trơn, bạn cần quan sát kỹ màu sắc của thân cá, độ sạch của mang,... tránh mua cá da trơn bị nhiễm độc.

Lươn. Thịt lươn có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, bồi bổ trí não, thích hợp cho người trung niên, người già và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Điều đáng bàn, lươn sinh trưởng trong môi trường nóng ẩm, dễ bị ô nhiễm.

Lươn cũng tiềm ẩn nguy cơ chứa kí sinh trùng có tên là tuyến trùng Gnatostome có thể lây truyền qua đường ăn uống, lây từ mẹ sang con. Khi chế biến lươn, nếu không vệ sinh nội tạng sạch sẽ, kí sinh trùng có thể thâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Cá mè. Cá mè là loài cá nước ngọt phổ biến. Trước đây, cá mè thường được dùng để chế biến món ăn song gần đây không được ưa thích như trước bởi thịt nhạt, mùi tanh nồng.

Cá mè được ví là “ổ” kí sinh trùng bởi đặc điểm ăn tạp. Cụ thể, thức ăn của cá mè có thể là cá trắm nhỏ, phân gà, bò hoặc những phần cơ thể thối rữa có trong nước. Ăn tạp như vậy khiến kí sinh trùng có cơ hội kí sinh trong cơ thể cá mè. Theo thời gian, cá mè trở thành nơi phát triển của nhiều kí sinh trùng, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người ăn.

Cá rô phi. Cá rô phi rất phổ biến, nhiều thịt, ít xương, dễ chế biến thành nhiều món ngon như nướng, rán nguyên con. Tuy nhiên, người ăn nên lựa chọn cá rô phi ở những trang trại nuôi đảm bảo. Tránh mua cá rô phi tự nhiên bởi chúng có thể sống trong điều kiện nước kém, không kén chọn thức ăn, có thể ăn thực vật thối, phân, xác động vật.

Môi trường sống không đảm bảo khiến cá rô phi có thể chứa lượng lớn kim loại nặng, kí sinh trùng.

Cá dọn bể. Giống như cái tên, cá dọn bể thường dùng để dọn bể do chúng là loài ăn tạp, có thể ăn cá chết, phân của các loài khác trong bể. Quá trình trao đổi chất của cá rất chậm nên cơ thể cá dọn bể có thể tích tụ lượng lớn chất độc, kí sinh trùng và kim loại nặng.

Theo Đời sống
Lợi ích sức khỏe của chôm chôm

Lợi ích sức khỏe của chôm chôm

Chôm chôm là loại trái cây rất phổ biến ở Việt Nam. Loại quả này có hương vị thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng hợp lý.
back to top