<div> <p><b>Cửa ngõ, nội ô đều kẹt</b></p> <p>Tình trạng kẹt xe trên đường Vành đai 2, đường dẫn vào cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây xảy ra như cơm bữa, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm và cuối năm. Theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong sáng 13/7, ô tô nối đuôi hơn 3 km trên đường Vành đai 2, kéo dài đến vòng xoay An Phú (quận 2).</p> <p>Đường Vành đai 2 dài hơn 64 km, quy mô 6-10 làn xe, kết nối vành đai ngoại thành từ đại lộ Nguyễn Văn Linh qua nút giao Mỹ Thủy (quận 2) qua cầu Phú Hữu (quận 9), kết nối với xa lộ Hà Nội, tuyến Phạm Văn Đồng và quốc lộ 1A (đoạn qua quận Thủ Đức). Dự án rất quan trọng cho giao thông khu vực ngoại vi bao quanh thành phố. Tuy nhiên, đến nay, ngoài tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh được đưa vào sử dụng và quốc lộ 1A đang khai thác, 11 km đường (chia làm 4 đoạn) vẫn đang dở dang, chưa được khép kín.</p> <p>Cụ thể, đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội), đoạn 2 (từ xa lộ Hà Nội đến Phạm Văn Đồng) và đoạn 4 (từ đường Nguyễn Văn Linh đến quốc lộ 1A) đang bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư công dự án. Riêng đoạn 3, từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông cầu vượt Gò Dưa (quận Thủ Đức), được triển khai thi công từ năm 2017 với tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng (gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng) nhưng đến nay cũng đang tạm ngưng.</p> <p>Theo báo cáo tổng kết Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020, đến cuối năm 2019, TPHCM còn 28 điểm đen về ùn tắc giao thông (UTGT). Sở Giao thông vận tải TPHCM đã công bố xóa đối với 6/28 điểm chuyển biến tốt. Tuy nhiên, trong 6 điểm đen đã xóa, thực tế nhiều nơi vẫn thường xuyên diễn ra tình trạng ùn ứ vào giờ cao điểm như giao lộ Lê Văn Việt - Đình Phong Phú (quận 9), đường Hoàng Minh Giám (quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp) thường xuyên UTGT trong giờ cao điểm. Nhiều trục đường trước kia thông thoáng, phương tiện chỉ đông hơn vào giờ tan tầm chiều tối thì hiện nay liên tục bị tắc nghẽn như tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quốc Thảo (quận 3), Nguyễn Thái Học (quận 1), Bến Vân Đồn (quận 4).</p> <p>Theo Sở GTVT, nguyên nhân gây UTGT là quỹ đất dành cho giao thông ở TPHCM quá thấp. Tổng chiều dài các tuyến đường của TPHCM khoảng 4.205 km, đạt mật độ 2 km/km2 (theo quy hoạch là 10-13,3 km/km2). Đất dành cho giao thông khoảng 7.987 ha (quy hoạch là 22.305 ha). Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 8,73% (quy hoạch là 22,3%). Trong khi đó, quy hoạch giao thông TPHCM tuy đề cập đầy đủ mạng lưới đường xuyên tâm, đường cao tốc, đường trên cao, đường sắt đô thị (metro) nhưng suốt nhiều năm qua hầu hết vẫn còn trên giấy.</p> <p>Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT, cho biết, để thu hút người dân đi xe buýt nhằm giảm kẹt xe thì phải đáp ứng về thời gian. Tuy nhiên, do mật độ lưu thông ngày càng cao nên xe buýt từ ngoại ô vào nội thành hiện nay trung bình mất hơn 1 giờ và ngày càng chậm hơn. “Theo kết quả nghiên cứu của Sở GTVT, chỉ cần 60% tổng số phương tiện rời khỏi nhà vào giờ cao điểm, việc chiếm dụng mặt đường của phương tiện trong các năm 2005 và 2011 lần lượt là 0,76 lần và 1,04 lần. Đến năm 2017, con số này là 1,2 lần, vượt năng lực thiết kế của hệ thống đường bộ. TPHCM không còn đủ đường cho xe lưu thông”, ông Lâm nói.</p> <p><b>Chờ giải cứu</b></p> <p>Là công trình giao thông trọng điểm có vai trò đặc biệt quan trọng trong kéo giảm tai nạn và UTGT thông qua việc hạn chế xe có tải trọng lớn lưu thông xuyên tâm TPHCM, dù được triển khai từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 12.540 tỷ đồng nhưng đến nay, đường Vành đai 2 vẫn chưa khép kín và chưa biết bao giờ về đích.</p> <p>Theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, đoạn 3 của đường Vành đai 2 đang tạm ngưng nhiều hạng mục. Công trường thi công thuộc phường Tam Phú (quận Thủ Đức) dù được rào chắn nhưng bị bỏ hoang. Các cây cầu trơ khung, sắt thép rỉ sét, cây cối mọc um tùm. Trên khu vực công trường, một số nhà dân vẫn chưa được giải tỏa.</p> <p>Đại diện Công ty Cổ phần Văn Phú, Bắc Ái (nhà đầu tư đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao cầu vượt Gò Dưa) cho biết, công trình đã thi công được gần 50% khối lượng và còn vướng mặt bằng ở khu vực quận Thủ Đức. Nếu có mặt bằng sạch và được tháo gỡ khó khăn thì nhà thầu sẽ triển khai thi công lại và chỉ mất 1,5 năm là xong. Nhà đầu tư đã bỏ ra hơn 900 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, hơn 400 tỷ đồng cho thi công và chịu thêm khoản lãi phát sinh hơn 200 tỷ đồng, nhưng đến nay TPHCM chưa giải ngân để thanh toán cho nhà đầu tư.</p> <p>Ngoài đường Vành đai 2, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm nhằm giải quyết UTGT ở TPHCM đang chờ giải cứu. Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng các công trình giao thông TPHCM Lương Minh Phúc, dự án mở rộng, nâng cấp đường Lương Định Của (quận 2) ngưng thi công do vướng 3 dự án, 75 hộ dân. Vừa qua, UBND quận 2 ban hành 37 quyết định cưỡng chế nhưng không thực hiện được. Ông Phúc cho biết công trình cầu Nam Lý (đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9) dừng thi công hơn 1 năm, rào chắn trên đường gây trở ngại giao thông do còn vướng 6 hộ dân chưa di dời. Cầu Long Kiển (huyện Nhà Bè) khởi công từ năm 2001 đã xong bồi thường giải tỏa nhưng chưa thể thi công tiếp do vướng tái định cư. Dự án được bố trí 56 nền tái định cư nhưng được điều chuyển từ 2 dự án khác nên thủ tục kéo dài. “Nếu có mặt bằng “sạch”, các nhà thầu chỉ mất 9 tháng để thi công và hoàn thành đường Lương Định Của; mất khoảng 12 tháng để hoàn thiện cầu Nam Lý, cầu Long Kiển”, ông Phúc nói.</p> <p>Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TPHCM vừa diễn ra, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ nói rằng, trong nhiều dự án giao thông trọng điểm bị vướng, không có vai trò chỉ huy của UBND TPHCM trong giải quyết khó khăn, vướng mắc, khiến dự án càng kéo dài, ảnh hưởng đời sống người dân. Bà Lệ kể: “Giám sát dự án cầu Long Kiển, chúng tôi xuống gặp dân, thấy bà con ăn ở, sinh hoạt dưới gầm cầu. Có một bà cụ đã 80 tuổi, lúc dự án triển khai, cụ mới 60 tuổi. Cụ nói chỉ mong thấy cây cầu hoàn thành trước khi nhắm mắt xuôi tay. Nghe có xót xa không! Vậy mà mình cứ dây dưa”.</p> <div> <blockquote class="quotes cms-quote"> <p>“Kẹt xe thì kinh tế không phát triển. Chúng tôi dự kiến nhiệm kỳ này làm mới 172 km đường nhưng sau 3 năm mới đạt 30%, trong khi dân số mỗi năm tăng thêm 200 nghìn người. Hiện nay bức xúc nhất là đường vành đai 2, vành đai 3” <br /> Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong</p> </blockquote> </div> <p> </p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Giao thông đầu tàu kinh tế TPHCM: Giải pháp nhiều, hiệu quả ít
TPHCM là đầu tàu kinh tế, nên hạ tầng kỹ thuật giao thông của thành phố cần đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế, đóng góp nhiều hơn cho cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế, giao thông tại TPHCM luôn chạy theo và đang đối mặt nguy cơ tắc nghẽn trên diện rộng bởi thiếu đường, số phương tiện tăng quá nhanh…
Những sự kiện thế giới nổi bật nhất năm 2024
Động đất ở Nhật Bản, bầu cử Tổng thống Nga, vụ ám sát hụt ông Trump hay bầu cử Mỹ,...là một số sự kiện thế giới nổi bật nhất năm 2024.
Những sự kiện chính sách nổi bật của ngành giáo dục năm 2024
Năm 2024 sắp khép lại, Báo Tri thức và Cuộc sống xin điểm lại những kết quả nổi bật của ngành giáo dục và những chính sách mới đối với giáo viên, học sinh...
Biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo: Nghiêm cấm này… “lót tay” trá hình kia?!
GS.TS Lê Hữu Nghĩa cho rằng, Chỉ thị của Ban Bí thư về việc không biếu quà Tết là vấn đề quan trọng đối với nền hành chính công vụ, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng lễ, Tết để biến tướng đưa, nhận hối lộ, trục lợi.
Kẻ đốt quán cà phê làm chết 11 người đối mặt hình phạt nào?
Theo luật sư, nghi phạm đốt quán cà phê làm chết 11 người sẽ bị xử lý về nhiều tội danh và phải đối mặt với hình phạt rất nghiêm khắc.
Thời tiết hôm nay (18/12): Miền Bắc hanh khô, Nam Bộ có mưa
Mền Bắc tiếp tục duy trì trạng thái thời tiết nắng vào ban ngày, ban đêm rét đậm, rét hại, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao...
Sai phạm tại Dự án nhà máy xử lý phế thải chăn nuôi ở Hải Dương
Thanh tra tỉnh Hải Dương mới đây đã ban hành kết luận thanh tra việc thực hiện Dự án nhà máy phế thải chăn nuôi thành phân hữu cơ tại xã Định Sơn (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).
Vụ mẹ tiếp tay cho cha dượng "hại đời" con gái: Luật sư nói gì?
Hiện vụ mẹ ruột tiếp tay cho cha dượng xâm hại con gái ở Bình Dương đang gây xôn xao dư luận. Nhiều độc giả đặt câu hỏi 2 đối tượng này có thể sẽ bị xử lý thế nào?
Gần 1 tấn nội tạng bốc mùi hôi thối bị phát hiện ở Hòa Bình
Gần 1 tấn nội tạng, thịt động vật đang trong tình trạng phân huỷ, bốc mùi hôi thối được vận chuyển từ huyện Thường Tín, TP Hà Nội lên tỉnh Sơn La để tiêu thụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy ngoại giao bán dẫn, làm chủ công nghệ
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy ngoại giao bán dẫn, có chính sách visa thuận lợi, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn lớn; phát triển trên cơ sở tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Công trình trái phép ở khu tập thể Hồ Việt Xô, khi nào xử lý?-kỳ 2
UBND phường Bạch Đằng (Hà Nội) liên tục ban hành các thông báo xử lý mở lối thoát hiểm ở các tầng nhà, lối lên mái nhà E2-khu tập thể Hồ Việt Xô, nhưng không có gì thay đổi.
Các nước sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ thế nào?
Nhìn ra thế giới, Khoa học và Đời sống/Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu về tổ chức bộ máy Chính phủ của các nước trên thế giới hiện nay.