<div> <p>Hơn 2 tháng kể từ thời điểm ghi nhận ca bệnh đầu tiên, 18 ngày thực hiện giãn cách xã hội, tình hình dịch tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến và đặt ra những thách thức mới.</p> <p><span>Để hiểu rõ hơn về tình hình dịch cũng như các biện pháp chủ động ứng phó với sự thay đổi của dịch bệnh, </span><em style="font-size: 16px;">Zing</em><span> có cuộc trao đổi với TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Ông chính là người trực tiếp điều trị thành công 2 ca mắc Covid-19 đầu tiên của nước ta.</span></p> <h3>Nguy cơ dịch lan rộng trong cộng đồng</h3> <p>- Ông có thể giải thích rõ tại sao giãn cách xã hội có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh lây lan?</p> <p>- Tôi lấy một ví dụ cụ thể là khi virus đột biến lây từ động vật sang người, gây ra một căn bệnh lạ. Nếu người đó là Robinson (R) sống ngoài hoang đảo, chẳng ai bị ảnh hưởng ngoài chính bản thân anh ấy. Hai tình huống sẽ xảy ra khi R nhiễm bệnh.</p> <p>Thứ nhất, kháng thể của R chiến thắng virus, anh ta sẽ khỏi bệnh và virus bị tiêu diệt. Tình huống còn lại là virus chiến thắng và R chết. Ở cả hai tình huống, virus đều chịu chung một cái kết, là không thể tồn tại và sinh ra thế hệ tiếp theo.</p> <p>Ở tình huống thứ nhất, nó bị kháng thể của người bệnh tiêu diệt. Ở tình huống thứ hai, khi người bệnh tử vong, virus cha mẹ sẽ không tìm được tế bào sống để sản sinh ra thế con cháu. Căn bệnh chấm dứt sau khi xuất hiện một thời gian ngắn.</p> <p>Khác với ngoài hoang đảo, nếu căn bệnh xuất hiện trong một cộng đồng, người đầu tiên nhiễm bệnh như R có thể sẽ lây truyền virus sang cho vài người tiếp xúc gần. Người mới nhiễm lại lây truyền sang những người khác. Cứ như thế, virus lan truyền trong cộng đồng tạo ra dịch bệnh.</p> <p>Rõ ràng, chủng virus gây bệnh không thể bị tiêu diệt vì chúng luôn tìm được tế bào sống ở người khác để sản sinh ra thế hệ kế tiếp. Chúng chỉ bị tiêu diệt khi có rất nhiều người trong cộng đồng có kháng thể chống lại, cũng là lúc miễn dịch cộng đồng thụ động được hình thành nhưng lúc này đã quá nhiều người chết giống như tình huống thứ hai của R. Đây cũng chính là tình trạng người dân ở Italy, Tây Ban Nha đang phải trải qua.</p> <p><strong><em>- Trong giai đoạn chống dịch hiện nay, chúng ta đang đối mặt với nguy cơ nào? </em></strong></p> <p>- Covid-19 lan đến Việt Nam rất sớm sau khi dịch bệnh khởi phát tại Vũ Hán. Cả nước nỗ lực chống dịch, đã có lúc hy vọng dập tắt được dịch bệnh bùng lên trong giai đoạn 1. Thực tế, chúng ta mới chỉ đạt được mục tiêu khống chế số người nhiễm bệnh thấp nhất có thể và chưa để ai tử vong.</p> <p>Sau thành công lớn ở giai đoạn đầu, tới nay, mối lo ngại nhất chính là virus lây lan trong cộng đồng với sự mất dấu của F0. Điều đó có nghĩa bất cứ ai quanh ta cũng có thể là người mang virus chưa phát bệnh.</p> <p>Bên cạnh đó, không ít tin xấu về Covid-19 được xác định như bệnh có thể lây truyền trong thời gian người nhiễm không triệu chứng, thời gian ủ bệnh có khả năng kéo dài hơn 14 ngày, xuất hiện những bệnh nhân dương tính lại sau khi đã điều trị khỏi, vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu vẫn chưa có.</p> <p>Nguy cơ lan rộng dịch bệnh trong cộng đồng giờ đây cao hơn bất cứ lúc nào kể từ đầu mùa dịch, khó khăn chồng chất khó khăn.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Gian cach xa hoi la tao 'hoang dao' de diet SARS-CoV-2 hinh anh 1 DSC_1261.JPG" src="https://khds.1cdn.vn/2020/04/18/znews-photo-zadn-vn_dsc_1261.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Ảnh: <em>Lê Quân.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strong><em>- Giãn cách xã hội đến thời điểm này có tác dụng như thế nào trong việc hạn chế những nguy cơ trên?</em></strong></p> <p>- Giãn cách cộng đồng, cách ly xã hội chính là điều mà người ta muốn tái hiện trường hợp nhiễm bệnh của Robinson. Nếu mỗi người ở nhà, tránh tiếp xúc gần với người khác, thực hiện việc phòng ngừa cá nhân tốt thì chính là tự tạo cho mình một hoang đảo để sống, để triệt tiêu điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, từ đó tiêu diệt căn bệnh mà không cần thuốc.</p> <p>Giãn cách xã hội chính là chìa khóa thành công mà không cần dược phẩm trong giai đoạn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.</p> <h3>Dịch vẫn diễn biến bất thường</h3> <p>- Thời gian qua, Zing ghi nhận nhiều hình ảnh người dân đổ ra đường, không mang khẩu trang, tụ tập đông người trong thời gian giãn cách xã hội. Theo ông, sự chủ quan này xuất phát từ đâu?</p> <p>- Có một điều chúng ta rất dễ nhận thấy chính là bộ phận không tuân thủ cách ly phần lớn là thanh thiếu niên và người lao động tự do. Theo tôi, có thể là do họ chưa hiểu hết về sự nguy hiểm của dịch bệnh.</p> <p>Trong quá trình phòng chống dịch bệnh đến hiện tại, chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như tuyên truyền , vận động người dân. <span>Tuy nhiên đã có không ít những quan điểm, từ ngữ chuyên môn trong các văn bản khiến nhiều người không hiểu rõ hay hiểu lầm.</span></p> <p>Ví dụ, khi Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội có ý là thực hiện biện pháp giãn cách xã hội nhưng một số địa phương lại hiểu là ngăn sông cấm chợ. Ngay cả biện pháp giãn cách xã hội hiện nay đã thực hiện được 2 tuần nhưng có lẽ người dân chỉ hiểu rằng đây là một biện pháp làm giảm số người mắc bệnh mà không hiểu rõ tại sao biện pháp này có thể làm giảm hay ngưng dịch bệnh. Những nguyên nhân làm cho biện pháp này thất bại và nếu thất bại thì chuyện gì có thể xảy ra…</p> <p>Có lần tôi vô tình xem được đoạn phỏng vấn của tờ báo nước ngoài hỏi ý kiến của một người chạy xe ôm ở Việt Nam về việc giãn cách xã hội. Người này lại trả lời rất thật thà là nhà nước kêu gọi thì làm theo. Thực tế, còn nhiều người không hiểu giãn cách xã hội có ý nghĩa gì khiến họ tuân thủ một cách thụ động. Chúng ta chỉ mới hiểu được 60-70% về con virus này.</p> <p>Diễn biến dịch vẫn bất thường nên chưa thể khẳng định chiến thắng và cũng có thể vỡ trận bất cứ lúc nào. Do đó, trong giai đoạn sắp tới, chúng ta có thể lên kế hoạch tuyên truyền thân thiện và dễ hiểu hơn.</p> <p>Tôi thấy Bộ Y tế có chương trình về hướng dẫn phòng hộ cá nhân bằng các đoạn phim hoạt hình, bằng những bài hát rất hay. Các cơ quan truyền thông nên phát huy hình thức tuyên truyền này. Một khi mọi người dân có thể hiểu được sự nguy hiểm của dịch thì họ sẽ tự giác thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội tốt hơn.</p> <p>- Là chuyên gia có kinh nghiệm qua nhiều trận dịch lớn, ông đánh giá gì về dịch Covid-19 lần này?</p> <p>- Đây có lẽ là dịch bệnh gây khó khăn cho chúng ta nhất từ trước đến nay. Dịch SARS năm 2003 có thời gian ủ bệnh ngắn, dịch bệnh diễn tiến nhanh nên mức độ lây lan không nhiều. Còn đối với SARS-CoV-2 thì khác, rất khác so với SARS.</p> <p>Những hiểu biết của chúng ta về chủng virus này thay đổi theo từng giai đoạn. Chẳng hạn, trước đây, chúng ta tin rằng virus SARS-CoV-2 sống ngoài môi trường 1-3 giờ. Hiện tại, nhiều nghiên cứu cho thấy chúng tồn tại rất lâu trong môi trường. Thời gian ủ bệnh trước đây chúng ta khẳng định 14 ngày. Hiện tại, nhiều ca lại có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn.</p> <p>Với khả năng lây truyền bệnh kéo dài và âm thầm trong cộng đồng, nó giống như một “quả bom nổ chậm”, không biết khi nào phát nổ. Hiện tại, thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin. Thời gian gần đây còn xuất hiện thêm những trường hợp âm tính sau đó lại dương tính trở lại gây cho ngành y tế rất nhiều khó khăn.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Gian cach xa hoi la tao 'hoang dao' de diet SARS-CoV-2 hinh anh 2 bdcd854c09fbf2a5abea.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/04/18/znews-photo-zadn-vn_bdcd854c09fbf2a5abea.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>TS Lê Quốc Hùng nhận định chúng ta đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi virus gây bệnh biến đổi khó lường. Ảnh: <em>Việt Linh.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>- Ông đánh giá như thế nào về các trường hợp dương tính trở lại sau khi âm tính?</p> <p>- Mới đây, chúng ta ghi nhận trường hợp bệnh nhân số 22 dương tính trở lại sau khi điều trị khỏi bệnh. Tại Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác cũng ghi nhận những trường hợp tương tự.</p> <p>Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích vấn đề này như sai lầm trong thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, sai lầm trong quá trình xét nghiệm, bệnh nhân bị tái phát hay tái nhiễm bệnh… Bản thân tôi thì nghiêng theo giả thuyết sau: RT-PCR là một xét nghiệm đáng tin cậy nhất hiện nay để xác định bệnh.</p> <p>Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ dùng để phát hiện đoạn gene của virus mà hoàn toàn không có khả năng xác định được virus còn sống hay đã chết. Vì vậy, nếu ở những bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng trong dịch đường hô hấp vẫn còn chứa xác của virus, khi xét nghiệm vẫn còn có thể dương tính.</p> <p>Điều chúng ta cần làm hiện nay là phải theo dõi những bệnh nhân dương tính sau khi điều trị là họ có phát bệnh trở lại hay không? Những người tiếp xúc gần với người bệnh có bị lây bệnh hay không? Nếu không bị phát bệnh lại hay không truyền bệnh cho người khác thì có dương tính cũng không đáng ngại.</p> <p>- Vậy, đối với trường hợp khỏi bệnh, ngành y tế cần có biện pháp quản lý như thế nào đề phòng nguy cơ này?</p> <p>- Cho tới hiện nay chúng ta vẫn chưa hiểu rõ bản chất của hiện tượng dương tính lại. Do vậy, những bệnh nhân này và người tiếp xúc gần với họ vẫn cần phải được cách ly và theo dõi.</p> <p>Hiện nay TP.HCM triển khai lấy lấy mẫu bệnh phẩm ngày thứ 5 và thứ 10 sau xuất viện cũng là phương pháp tốt để chúng ta kiểm tra virus còn trong cơ thể người bệnh hay không. Đây là phương pháp cần thiết thực hiện để theo dõi và kịp thời phát hiện người dương tính sau điều trị.</p> <p>- Nếu thực hiện tốt giãn cách xã hội trong thời gian tới, theo ông, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi gì?</p> <p>- Virus trong quá trình phát triển, lây truyền bệnh phải trải qua nhiều vòng đời, trong những vòng đời đó sẽ xuất hiện các đột biến. Thường thì những đột biến này sẽ dẫn tới sự giảm độc lực của những thế hệ tiếp theo.</p> <p>Trường hợp chúng ta giãn cách xã hội càng lâu, vòng đời của virus càng nhiều thì đột biến càng có cơ hội xảy ra dẫn tới khả năng lây truyền, độc lực của chúng cũng giảm đi. Các báo cáo ban đầu cho thấy SARS-CoV-2 chỉ có chủng duy nhất.</p> <p>Gần đây, các nghiên cứu đã khẳng định chúng biến đổi thành nhiều chủng. Chủng sau có thể yếu dần và đến một lúc nào đó, có thể chúng vẫn tồn tại nhưng không còn gây bệnh hay chỉ gây ra thể bệnh nhẹ như cúm mùa hàng năm. Khi đó, chúng ta có thể yên tâm sống chung với chúng.</p> <figure class="video cms-video" data-video-src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/UhSEDxiea-c/e19ec9cd928e7bd0229f/cd9acbaa9def74b12dfe/720/6b8dc904f84711194856.mp4?authen=exp=1587288293~acl=/UhSEDxiea-c/*~hmac=4afae67d67927a310fb4921fa2487c54" false="" source-url="/video-dien-bien-dich-covid-19-tai-viet-nam-post1073845.html"> <div> <video allowads="true" aspect="16:9" controls="controls" mediaid="6b8dc904f84711194856" muted="" onlyvietnam="false" playsinline="" poster="https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/kbfluuh/2020_04_16/Chart_Corona.00_00_21_23.Still001.jpg" preload="none" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/KyEmdDoJJJk/fea0d4f38fb066ee3fa1/b992bda2ebe702b95bf6/480/6b8dc904f84711194856.mp4?authen=exp=1587288293~acl=/KyEmdDoJJJk/*~hmac=941f6548d15b17a5ec656aa4618e8513"><source label="Auto" src="https://znews-mcloud-mpl-s2.zadn.vn/YTTjLGGsGVE/whls/vod/0/rD7GyvQRdPszlRvgFBK/6b8dc904f84711194856.m3u8?authen=exp=1587245093~acl=/YTTjLGGsGVE/*~hmac=7c04fa5e1c75f6fa68f85d3c15f3afda" type="application/x-mpegURL" /><source label="SD" res="480" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/KyEmdDoJJJk/fea0d4f38fb066ee3fa1/b992bda2ebe702b95bf6/480/6b8dc904f84711194856.mp4?authen=exp=1587288293~acl=/KyEmdDoJJJk/*~hmac=941f6548d15b17a5ec656aa4618e8513" type="video/mp4" /><source label="HD" res="720" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/UhSEDxiea-c/e19ec9cd928e7bd0229f/cd9acbaa9def74b12dfe/720/6b8dc904f84711194856.mp4?authen=exp=1587288293~acl=/UhSEDxiea-c/*~hmac=4afae67d67927a310fb4921fa2487c54" type="video/mp4" /></video> </div> <figcaption><strong><span>Diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam</span></strong> Zing.vn cập nhật số ca nhiễm Covid-19 tăng ở các tỉnh thành trên cả nước, tính đến ngày 16/4. Số liệu hiển thị 10 tỉnh cao nhất.</figcaption> </figure> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Giãn cách xã hội là tạo 'hoang đảo' để diệt SARS-CoV-2
Nguy cơ lan rộng dịch bệnh trong cộng đồng giờ đây cao hơn bất cứ lúc nào kể từ đầu mùa dịch, khó khăn chồng chất khó khăn", TS.BS Lê Quốc Hùng nhận định.
Theo zingnews.vn
Vụ 2 cô gái bị bắt cởi đồ do nghi mất tiền: Pháp lý thế nào?
Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Hà Nội: cảnh sát giải cứu 7 người mắc kẹt trong đám cháy nhà 8 tầng
Quốc hội thông qua Nghị quyết quản lý thị trường BĐS, phát triển NƠXH
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh, vùng núi cao dưới 10°C
Giao tranh quyết liệt tại Kursk, Nga thả bom hủy diệt quân tiếp viện Ukraine
Tại khu vực Kursk , mặc dù cả Nga và Ukraine đều triển khai các đơn vị chủ lực, nhưng không bên nào đạt được tiến triển mang tính quyết định.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê ở Chương Mỹ Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068 công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Hình phạt nào cho kẻ cướp ô tô, sât hại cụ ông?
Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, ở Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.
Việt Nam vẫn giao dịch tiền bitcoin, sao không đưa vào quản lý?
"Trí tuệ nhân tạo bây giờ khác lắm, mà rõ ràng ta thấy đời thực thế nào thì đời ảo như thế", Thủ tướng nói và đặt vấn đề, thực tế Việt Nam vẫn giao dịch tiền bitcoin, tại sao không đưa vào quản lý?
Trộm 12 chiếc xe máy ở Hà Nội, một đối tượng bị khởi tố
Hầu hết các tài sản Hùng trộm cắp được đều do chủ phương tiện quên không rút chìa khóa. Mỗi phương tiện, Hùng bán được với giá từ 3,8 triệu đồng đến 9,5 triệu đồng.
Hàng nghìn người đội mưa dự lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk
Hàng nghìn người dân đã đội mưa lớn đến tham dự lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk vào tối 22/11.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
2 đợt không khí lạnh cường độ mạnh sắp đổ bộ vào miền Bắc
Dự báo từ ngày 25 đến 27/11, sẽ có hai đợt không khí lạnh tăng cường tràn về và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII vinh danh 58 bộ sách
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sẽ diễn ra vào lúc 19h ngày 29/11, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Năm nay, Giải thưởng tăng cả về số lượng và chất lượng các tác phẩm đạt giải.
Hà Nội kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Theo kế hoạch vừa ban hành, từ ngày 15/12/2024 đến hết 15/3/2025, Hà Nội tổ chức 4 đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
“Cõng thuê” ma tuý từ Lào về Việt Nam, 2 đối tượng lĩnh án tử hình
Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm hình sự xét xử 2 bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.