Biến đổi gene virus có thể chế tạo văcxin chống SARS-CoV-2

(khoahocdoisong.vn) - Cho đến nay, chưa có loại văcxin nào hiện có đối với các loại virus thuộc họ coronavirus, trong đó có cả SARS, MERS và đại dịch hiện tại đang càn quét toàn cầu SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, trong một phát triển mới hấp dẫn, các nhà khoa học báo cáo rằng một chiến lược mà họ đang phát triển cho virus MERS cũng có thể có tác dụng chống lại SARS-CoV-2.

Văcxin của nhóm nghiên cứu là một loại virus RNA có tên là parainfluenza virus 5 (PIV5), được cho là gây ra tình trạng “chó bị ho” nhưng vô hại với con người.

Paul McCray, M.D., bác sĩ phổi nhi khoa và chuyên gia về coronavirus tại Đại học Iowa trong thông cáo báo chí cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm đến việc sử dụng virus làm phương tiện vận chuyển gene”.

Ông là đồng tác giả của nghiên cứu được công bố gần đây trên mBio với nhà virus học, TS Biao He tại Đại học Georgia ở Athens.

Biao và McCray đang tập trung nỗ lực nghiên cứu về đại dịch Covid-19, bằng chuyên môn và kinh nghiệm chung đối với các loại virus tương tự nhằm phát triển và thử nghiệm một loại văcxin vô cùng cần thiết lúc này nhằm ngăn chặn vĩnh viễn coronavirus.

Để làm điều này, các nhà nghiên cứu biến đổi gene PIV5 nhằm tạo ra một loại protein spike phổ biến của họ coronavirus, được sử dụng để liên kết và xâm nhập vào tế bào chủ.

Trong nghiên cứu hiện tại, các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy một liều văcxin duy nhất sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại protein spike PIV5 ở chuột.

Do chuột không thể bị nhiễm MERS, để thử nghiệm văcxin, nhóm nghiên cứu đã phát triển một mẫu hình chuột, để có thể mô phỏng lại những gì xảy ra trong quá trình lây nhiễm ở người bằng cách biến đổi gene của chuột, tạo ra protein có tên gọi là DPP4, được protein spike MERS sử dụng để xâm nhập vào các tế bào.

Theo nghiên cứu, 4 tuần sau khi những con chuột được tiêm văcxin, chúng đã tiếp xúc với một chủng virus MERS nguy hiểm (tương thích với chuột) và có thể gây tổn thương cho nhóm chuột bị biến đổi gene.

Để kiểm soát, MERS cũng được truyền cho một nhóm chuột khác nhận được một phiên bản văcxin PIV5 không chứa protein spike, nhóm thứ ba được truyền văcxin tiêm bắp có chứa virus MERS bất hoạt.

Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy, tất cả những con chuột được tiêm văcxin PIV5 sửa đổi gene đều sống sót sau khi bị nhiễm MERS. Tất cả những con chuột, tiêm chủng bằng văcxin PIV5 bình thường đều chết.

Hơn thế nữa, nhóm được tiêm văcxin MERS bất hoạt chỉ bảo vệ 25% số chuột khỏi bị nhiễm trùng nguy hiểm gây chết.

Một điểm đặc biết cần lưu ý, những con chuột nhận được văcxin virus MERS bất hoạt ghi nhận được mức độ tế bào bạch cầu trên trung bình, điều này cho thấy có lẽ là chuột đã bị nhiễm trùng thực sự và viêm nhiễm nguy hiểm. Điều đó có nghĩa là phương pháp sử dụng văcxin MERS bất hoạt có thể gây nguy hiểm cho con người.

Nghiên cứu chứng minh rằng văcxin PIV5 nội sọ (thuốc được tiêm qua mũi – quản trị mũi) rất có hiệu quả chống lại MERS ở chuột, có thể có khả năng chống lại các coronavirus nguy hiểm khác, trong đó có SARS-CoV-2.

Thái Bằng (theo Advanced Science News)

Theo Advanced Science News
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

Bên cạnh iOS 18 beta 8, Apple cũng phát hành phiên bản beta thứ ba của iOS 18.1 dành cho các nhà phát triển, mang đến một số tính năng mới thuộc hệ thống Apple Intelligence.
back to top