<p>Bởi vậy, khi dùng thuốc trị bệnh ở đối tượng này cần phải cân nhắc kỹ càng, thận trọng trong tính toán liều lượng, sự phối hợp thuốc để tránh những bất lợi do thuốc gây nên và đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất.</p> <p>Để dùng thuốc cho người cao tuổi được an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất, cả thầy thuốc và người dùng thuốc đều phải cân nhắc, thận trọng.</p> <h2><strong>Cân nhắc từ phía thầy thuốc</strong></h2> <p>Cần hạn chế tối đa dùng thuốc ở đối tượng này, nếu có thể nên hướng tới các phương pháp điều trị không dùng thuốc mà có hiệu quả. Trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc thì dùng càng ít loại thuốc càng tốt, chọn thuốc ít độc và hiệu lực cao.</p> <p>Khi kê đơn thuốc, thầy thuốc cần biết tiền sử dùng thuốc của người cao tuổi khi khám bệnh (nên hỏi kỹ họ đã dùng thuốc gì, kể cả có dùng dược thảo, thực phẩm chức năng hay không, có đang bị bệnh mắc kèm nào không). Chỉ kê thuốc khi thật cần thiết và sau khi chẩn đoán chính xác bệnh. Thuốc được kê phải dựa trên tình trạng bệnh tật, trạng thái cơ thể, khả năng giải độc của gan và thải trừ của thận... và tính toán liều lượng dùng phù hợp. Tránh gây quá liều hoặc không đủ liều hoặc chữa bệnh này lại có thể gây tác hại cho cơ thể.</p> <p>Nên bắt đầu bằng liều dùng thấp nhất có hiệu lực, lựa chọn dạng thuốc dùng phù hợp và số lần dùng trong ngày là ít nhất để tăng sự tuân thủ dùng thuốc ở người bệnh. Ví dụ, chọn dạng thuốc như dung dịch uống, hỗn dịch... với những trường hợp khó nuốt hay thuốc dùng 1 lần/ngày...</p> <p>Hướng dẫn kỹ các chỉ dẫn dùng thuốc một cách rõ ràng và bảo đảm sự tuân thủ điều trị bằng lời lẽ thiện cảm, thuyết phục cũng như dành thời gian lắng nghe tâm tư của người cao tuổi.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Bệnh của người cao tuổi thường là mạn tính nên điều trị thường phải lâu dài. Vì vậy, khi dùng thuốc trong một thời gian dài đối với người cao tuổi phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra hiệu quả đáp ứng với tác dụng của thuốc ở người cao tuổi, điều chỉnh thuốc hoặc liều dùng (khi cần)... Ngưng dùng thuốc nếu lợi ích không rõ hoặc bị tác dụng không mong muốn của thuốc.</p> <p>Đối với người đang mắc một hay nhiều bệnh lý nào đó, cần chọn thuốc hoặc dạng thuốc không để làm ảnh hưởng đến bệnh như làm nặng thêm bệnh có sẵn. Ví dụ, không dùng dạng thuốc sủi bọt đối với người bị bệnh tăng huyết áp, suy tim (vì dạng thuốc sủi bọt luôn chứa natri sẽ làm tăng huyết áp); tránh dùng thuốc chẹn bêta đối với người bị hen suyễn, COPD, đái tháo đường (chẹn bêta che mất triệu chứng tụt đường huyết ở người đang dùng thuốc trị đái tháo đường), bệnh lý mạch máu ngoại biên; tránh dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm đối với người bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay bị táo bón (vì thuốc làm bí tiểu tiện hay táo bón nặng thêm); tránh dùng thuốc glucocorticoid đối với người bị đái tháo đường (vì glucocorticoid làm tăng đường huyết).</p> <h2><strong>Người dùng thuốc cần chú ý gì?</strong></h2> <p>Người có tuổi không nên tự ý mua thuốc về dùng bất kể loại thuốc gì, nhất là những người đang có sẵn các bệnh mạn tính.</p> <p>Khi có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần đi khám bệnh. Người bệnh cần nói rõ cho bác sĩ biết về những triệu chứng gặp phải, các bệnh mắc kèm và các thuốc đã và đang sử dụng, đã từng bị dị ứng với thuốc nào (nếu có) và cả những thói quen ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày như hút thuốc, uống rượu, cà phê... (vì các chất này có ảnh hưởng tới việc dùng thuốc) cho bác sĩ biết, càng chi tiết, cụ thể càng tốt. Bác sĩ căn cứ vào các đặc điểm trên sẽ cân nhắc khi kê đơn, lựa chọn thuốc làm sao vừa đạt được mục đích điều trị bệnh hiện tại, vừa tránh hoặc hạn chế sự tương tác bất lợi của các thuốc khi dùng cùng, điều chỉnh liều lượng thuốc khi cần thiết hoặc sẽ có những lời khuyên hữu ích giúp người bệnh dùng thuốc hiệu quả hơn...</p> <p>Khi được kê đơn thuốc, người cao tuổi cần phải tuân thủ, dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, số lần dùng trong ngày và thời gian dùng (liệu trình điều trị); không được tự ý thêm, bớt liều dùng, tự ý thay đổi thuốc, không dùng đơn thuốc cũ hoặc mách nhau dùng thuốc; cần tái khám đúng lịch hẹn để thầy thuốc đánh giá hiệu quả điều trị của đơn thuốc đã dùng như thế nào, mức độ chuyển biến bệnh ra sao? Có những trường hợp qua việc tái khám, bác sĩ có thể phải thay đổi liều lượng thuốc hoặc phải thay đổi thuốc (nếu cần) cho phù hợp hơn với tình trạng diễn biến của bệnh...</p> <p>Người cao tuổi cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ trong việc theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, kịp thời thông báo cho thầy thuốc biết để được xử trí kịp thời thích hợp. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi do tác dụng không mong muốn của thuốc rất dễ tưởng lầm là do bệnh như bất an, té ngã, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn nhận thức, táo bón, tiểu tiện không kiểm soát, hội chứng thần kinh ngoại tháp, rối loạn hoạt động tình dục, mất ngủ... Người bệnh cũng phải tự theo dõi diễn biến bệnh tật (tốt lên hay xấu đi) trong quá trình điều trị, liên hệ thường xuyên với bác sĩ để bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ phù hợp hơn (nếu cần)...</p> <p><strong>DS. Hoàng Thị Thủy</strong></p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Giảm ảnh hưởng xấu của thuốc với người cao tuổi
(Khoahocdoisong.vn) - Các thay đổi của cơ thể khi về già đã ảnh hưởng lớn tới việc dùng thuốc và hiệu quả của thuốc điều trị.
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
8 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn canh nấm rừng
Khoảng 1 giờ sau khi ăn canh nấm rừng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng dữ dội nên được đưa đến phòng khám Quân dân y A Xan cấp cứu.
Lạc quan trên hành trình 14 năm chiến thắng 2 căn bệnh ung thư
11 năm kiên trì điều trị ung thư dạ dày và 3 năm điều trị ung thư đại tràng, cụ ông 84 tuổi đã hái trái ngọt” là sức khỏe người bệnh ổn định, cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan.
Coi thường mụn nhọt... biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Day huyệt hạ huyết áp
Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
Địa chỉ vàng: Thực phẩm chức năng hỗ trợ đau đầu
Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp. Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Uống trà xanh thêm vài lát gừng có tác dụng gì?
Trà xanh cho thêm vài lát gừng có thể làm sạch phổi, giảm đau lưng, tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, bởi hàm lượng dưỡng chất và khả năng chống oxy hóa cao...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.