Giải pháp nào để TPHCM chống dịch hiệu quả?

(khoahocdoisong.vn) - Khối điều trị nên dồn sức xử lý ca F0 có triệu chứng và F0 diễn tiến nặng, số này chỉ chiếm chưa đến 20% toàn bộ số F0 hiện nay. Như vậy, thành phố không cần triển khai 20.000 rồi đến 50.000 giường đi kèm theo khối lượng nhân sự và trang thiết bị khổng lồ.

Số ca phát hiện chiếm 10 - 20% số nhiễm thực sự trong cộng đồng

Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, Việt Nam bắt đầu triển khai các biện pháp phòng chống dịch bằng biện pháp cơ học, đầu tiên là 5K, rồi truy vết dịch tễ qua khai báo y tế, làm xét nghiệm tìm virus, sau đó cách ly F0, F1, F2...

Suốt năm 2020 cho đến đầu năm 2021, biện pháp chống dịch kiểu này đã có tác dụng… ít nhất cũng tách được đối tượng nguy cơ ra khỏi cộng đồng. Thoạt nhìn có vẻ chặt chẽ… nhưng vẫn có khả năng bỏ sót bệnh F0 vì mất dấu khi truy vết, vì người bệnh trốn qua biên giới trên bộ không khai báo… Vì bản thân người bệnh khai báo không trung thực đã tiếp xúc bao nhiêu người, vì người bệnh không nhớ đã tiếp xúc bao nhiêu người… Đây là nguồn lây bệnh thầm lặng trong cộng đồng.

Sau đợt nghỉ 30/4 không hề áp dụng biện pháp giãn cách, bắt đầu từ 25/5 trở đi, tình hình ở TPHCM khác hẳn với số ca cộng dồn tăng vọt, có ngày lên đến 1.764 ca, cao nhất cả nước.

Nhìn biểu đồ số ca bệnh như sẽ thấy bệnh lây lan trong cộng đồng gia tăng liên tục, theo cấp số nhân.

Nhìn biểu đồ số ca bệnh như sẽ thấy bệnh lây lan trong cộng đồng gia tăng liên tục, theo cấp số nhân.

Số liệu trên biểu đồ này phù hợp với khả năng bệnh đã âm thầm lây nhiễm một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tính được tỷ lệ mắc bệnh vì chưa xét nghiệm kháng thể hết cho cộng đồng.

Về dịch tễ học, một bệnh đang lưu hành mà chưa biết tỷ lệ bệnh lưu hành trong cộng đồng (prevalence) hay tỷ lệ mắc mới (incidence), chưa thể ước đoán quy mô dịch để có thể chủ động chuẩn bị phương tiện và nguồn nhân lực khống chế.

Tại TPHCM cũng như các địa phương khác, số ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng sẽ nhiều hơn con số được phát hiện bị động. Theo định luật tảng băng nổi, số ca phát hiện được chỉ bằng 10 - 20% số ca nhiễm thực sự trong cộng đồng.

Tuy nhiễm đối với virus SARS-CoV-2, việc nhiễm bệnh không có nghĩa là bệnh nặng. Do đó, ngành y tế dự phòng nhất thiết phải tổ chức xét nghiệm chủ động tìm kháng thể lưu hành trong cộng đồng, mới đánh giá được thực trạng miễn dịch của dân chúng, từ đó chủ động đề ra chiến lược tiêm văcxin cũng như kế hoạch ứng phó với ca nặng.

Hiện nay, chúng ta lại quá chú ý vào số ca mắc mới mỗi ngày. Từ con số này dẫn đến những nhận định chưa hợp lý như vấn đề tiêm văcxin cho toàn bộ dân số và thành lập nhiều bệnh viện dã chiến để tiếp nhận bệnh nhân F0.

Cần ưu tiên cho các đối tượng có nguy cơ cao

Chiến dịch tiêm văcxin hiện nay là tạo ra miễn dịch cho cá thể, tuy nhiên, người ta quên một điều là hiện nay dịch đã lây lan rất nhiều trong cộng đồng, như vậy số người có miễn dịch tự nhiên rất lớn, mà những cá thể này không cần phải tiêm văcxin.

Chiến dịch tiêm văcxin hiện nay là tạo ra miễn dịch cho cá thể, cũng như cộng đồng, giúp bảo vệ chúng ta trước tác nhân gây bệnh, virus SARS-CoV-2.

Chiến dịch tiêm văcxin hiện nay là tạo ra miễn dịch cho cá thể, cũng như cộng đồng, giúp bảo vệ chúng ta trước tác nhân gây bệnh, virus SARS-CoV-2.

Mặt khác, chúng ta lại chưa có đủ nguồn văcxin. Do đó, thay vì tiêm cho toàn bộ dân số, chỉ cần tiên ưu tiên cho các đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên y tế, công an, quân đội, những người đang làm nhiệm vụ chống dịch và các bệnh nhân có bệnh lý nền, bệnh nhân trên 65 tuổi, con số này chắc chắc ít hơn nhiều so với toàn bộ dân số thành phố hiện nay.

Ngoài ra, việc giãn cách xã hội chỉ có ý nghĩa khi số ca còn ít. Khi dịch đã lan rộng và chưa thể xét nghiệm kháng nguyên để tìm hiểu tỷ lệ mắc bệnh, việc giãn cách không mang lại mấy hiệu quả, nhất là khi vẫn cho phép các nhà máy, công nhân làm việc.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tổng số ca Covid-19 từ đầu năm đến nay trên cả nước là: 27.277 ca; số ca tử vong: 105 ca. Như vậy, tỷ lệ tử vong là 105/27.277= 0,00384, có nghĩa là 3,8 phần nghìn.

Nếu ngành y tế dự phòng ước đoán được con số nhiễm bệnh trong cộng đồng qua con số test kháng thể, sẽ ước lượng được số ca nặng, từ đó ước lượng số giường bệnh điều trị tích cực tại các bệnh viện để chủ động ứng phó. Con số bệnh có biến chứng, bệnh nặng chắc chắn sẽ ít hơn rất nhiều so với con số giường bệnh được mở ra ồ ạt lên đến gần 50.000 giường cho F0 hiện nay và 1.000 giường hồi sức.

Con số F0 gia tăng theo tỷ lệ xét nghiệm trong cộng đồng, hiện nay chúng ta chỉ phết họng và tầm soát cho một phần nhỏ, chưa đến 1/3 dân số, con số này sẽ còn tăng vô cùng, mà số giường bệnh không thể vô hạn, nhân viên y tế không thể vô hạn, vậy nguồn lực đâu mà mở rộng ra liên tục?

Mặt khác chúng ta lại không làm test kháng thể song song, do đó, không hề biết tỷ lệ hiện mắc trong cộng đồng là bao nhiêu để dự đoán diễn tiến dịch.

Tình hình Covid-19 tại Việt Nam cập nhật lúc 13h ngày 13/7/2021.

Tình hình Covid-19 tại Việt Nam cập nhật lúc 13h ngày 13/7/2021.

Thực trạng tại các khu điều trị Covid-19 ở tầng 3, theo phân loại 3 tầng của Bộ Y tế, chủ yếu cách ly là chính, không điều trị, tình trạng vệ sinh rất bừa bộn, nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm hô hấp khác (lao, viêm phổi cộng đồng) khi ở dồn một thời gian quá dài (21 ngày) là rất cao.

Đối tượng F0 không có triệu chứng này không thể gọi là bệnh nhân, nên cho tự cách ly tại nhà, giao cho y tế địa phương theo dõi, chỉ chuyển lên tuyến trên khi có các dấu hiệu trở nặng. Chỉ F0 nào không có điều kiện cách ly tại nhà mới cần theo dõi tập trung.

Khối điều trị nên dồn sức xử lý ca F0 có triệu chứng và F0 diễn tiến nặng, số này chỉ chiếm chưa đến 20% toàn bộ số F0 hiện nay. Như vậy, thành phố không cần triển khai 20.000 rồi đến 50.000 giường mà đi kèm theo là một khối lượng nhân sự và trang thiết bị, thuốc men khổng lồ, vượt quá khả năng của ngành y tế thành phố.

PGS Trần Quảng Thảo (Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Khi ngừng thuốc trị tăng huyết áp đột ngột, huyết áp có thể tăng lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn,...
back to top