Bọ cánh cứng dùng mã Morse để giao tiếp.
Loài mèo chỉ kêu “meo meo” với con người. Khi gặp đồng loại, loài mèo sử dụng các phương tiện giao tiếp khác như ngôn ngữ cơ thể và rít lên, còn tiếng kêu meo meo là ngôn ngữ duy nhất của loài mèo với chủ nhân của chúng. Ngôn ngữ của động vật là loài mèo kêu “meo meo” vừa để chào hỏi, có được sự chú ý hoặc thông báo muốn ăn đến con người.
Ngôn ngữ của động vật như sóc chó phức tạp hơn cả của con người. Các nhà nghiên cứu gần đây đã giải mã ngôn ngữ của loài sóc chó và phát hiện nó là ngôn ngữ khá phức tạp.
Bọ cánh cứng dùng mã Morse để giao tiếp. Mã Morse là một loại mã hóa ký tự dùng để truyền các thông tin điện báo. Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, và các kí tự đặc biệt của một thông điệp.
Voi có tiếng nói riêng. Nhiều người vẫn luôn lầm tưởng rằng chỉ mỗi con người mới có tiếng nói riêng, còn động vật thì có ngôn ngữ giống hệt nhau. Tuy nhiên, nhà sinh vật học Andrea Turkalo đã phát hiện ra rằng những con voi có ngôn ngữ riêng, ông đang tích cực giải mã âm thanh của loài này và biên soạn một từ điển voi, dự đoán là sẽ có rất nhiều nguyên âm.
Gà mái nói chuyện với gà con từ khi còn trong trứng và nhận được hồi âm. Không chỉ có con người mới thủ thỉ với thai nhi. Khoảng 24 giờ trước khi nở, gà con có thể giao tiếp từ trong trứng. Lúc này, gà mẹ sẽ cất những tiếng “cục tác” đầy ngọt ngào của mình để nói chuyện với gà con.
Khỉ đầu chó ghét tiếng lóng. Một nhóm sáu con khỉ đầu chó được các nhà khoa học tiến hành kiểm tra khả năng thích nghi ngôn ngữ của chúng và cho nghe tiếng lóng, kết quả khiến các nhà khoa học gây bất ngờ khi lũ khỉ này rất ghét và tảng lơ với ngôn ngữ lóng.
Một loài ếch từ Đông Nam Á, Huia cavitympanum được cho là có thể giao tiếp bằng tần số siêu âm với con người. Loài này có thể nghe và phát ra âm thanh lên tới 38 kilohertz. Các nhà khoa học tin rằng những con ếch này thích nghi với việc sử dụng các tần số cao hơn để giao tiếp bởi vì chúng sống trong những khu vực có nước, nơi tần số thấp thường khó nghe.
Cá heo có ngôn ngữ thứ hai. Sau khi quan sát âm thanh của một nhóm cá heo, các nhà khoa học cho biết cá heo có thể nói và diễn đạt ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ gốc.
Vẹt không chỉ biết bắt chước. Vẹt có khả năng vô thức lặp lại âm thanh mà chúng nghe, nhưng thực sự thì chúng có khả năng xác định ngôn ngữ và nhận ra sự khác biệt.
Một số loài cá chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để thông báo tới đồng loại. Ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt, thay cho lời nói.
Lưu Thoa (tổng hợp từ Kiến Thức)