FLC bị phạt gần 500 triệu do “giấu” thông tin về giao dịch với bên liên quan

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
flcphat.jpeg
Tập đoàn FLC bị phạt gần 500 triệu đồng do vi phạm chứng khoán

Phạt tiền 100.000.000 đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật (Công ty không công bố thông tin (CBTT) trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN (hệ thống IDS Plus) và trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HSX) đối với 34 Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về giao dịch với bên liên quan trong giai đoạn từ 24/3/2020 đến 13/5/2021.

Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống IDS Plus và trang thông tin điện tử của HSX các tài liệu: Báo cáo tài chính (BCTC) riêng, hợp nhất năm 2019 kiểm toán và Giải trình chênh lệch kết quả sản xuất kinh doanh (KQSXKD); BCTC riêng, hợp nhất bán niên 2020 soát xét và Giải trình chênh lệch KQSXKD; BCTC riêng, hợp nhất Quý 3/2020; Báo cáo về việc từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Lê Thành Vinh ngày 28/07/2020; Nghị quyết HĐQT số 49/2020/NQ-HĐQT-FLC ngày 19/8/2020 bổ nhiệm bà Lê Thị Trúc Quỳnh giữ chức vụ Phó tổng giám đốc; Nghị quyết HĐQT số 06B/2021/NQ-HĐQT-FLC ngày 19/01/2021 về việc thông qua việc góp vốn và thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn của Công ty tại CTCP Hàng không Tre Việt);

Phạt tiền 200.000.000 đồng FLC do công bố thông tin sai lệch nhiều báo cáo quan trọng.

Cụ thể, theo BCTC năm 2020 kiểm toán và bán niên năm 2021 soát xét, Công ty có giao dịch với các bên liên quan nhưng tại các Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 và 2021, Công ty trình bày không có giao dịch với bên liên quan.

Công ty công bố thông tin sai lệch số liệu BCTC bán niên năm 2021 soát xét, cụ thể: BCTC này không trình bày số liệu chênh lệch đánh giá tăng tài sản vào thu nhập khác (chênh lệch 70,13 tỷ đồng do Công ty góp vốn bằng quyền tài sản là khách sạn Grand Sầm Sơn vào CTCP Hàng không Tre Việt).

Phạt tiền 70.000.000 đồng FLC do FLC công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.

Cụ thể, BCTC năm 2019 kiểm toán của FLC thuyết minh thiếu giao dịch, số dư của Công ty với CTCP Nông dược H.A.I, CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone và CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS là các bên liên quan.

FLC công bố thông tin Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 và 2021 có nội dung không đầy đủ, cụ thể: theo BCTC năm 2020 kiểm toán và bán niên 2021 soát xét, Công ty có giao dịch với các bên liên quan nhưng Công ty không liệt kê các Nghị quyết HĐQT thông qua các giao dịch giữa Công ty với bên liên quan trong các Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 và 2021.

Phạt tiền 125.000.000 đồng do FLC không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập (Công ty chưa có Thành viên HĐQT độc lập theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 276 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Điều lệ Công ty).

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top