Được gia hạn 210 tỷ trái phiếu, Angimex vẫn tồn đọng nhiều vấn đề

Trong quá trình thực hiện việc khắc phục phát hành báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán, đến nay Angimex cho biết chưa hoàn tất thực hiện loạt vấn đề.

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM) vừa công bố phương án khắc phục vi phạm hành chính do chưa công bố báo cáo kiểm toán 2022.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hàng loạt vấn đề chưa thể giải quyết

Cụ thể, Angimex cho biết đang trong lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu AGM bị đưa vào diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 23/5 do công ty chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Trong quá trình thực hiện việc khắc phục phát hành báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán, đến nay Angimex cho biết chưa hoàn tất thực hiện loạt vấn đề sau.

Thứ nhất, Angimex đang khó khăn trong việc cân đối nguồn để chi trả gốc và lãi trái phiếu, nên công ty đang chủ động đàm phán với nhà đầu tư để gia hạn thời gian trả gốc, lãi của từng gói trái phiếu.

Trong đó gói trái phiếu mã AGHM2223001 có giá trị lưu hành là 210 tỷ đồng đã được sự đồng thuận của trái chủ cho gia hạn trả gốc đến tháng 9/2014.

Riêng gói trái phiếu mã AGHM2123001 có giá trị lưu hành 350 tỷ vẫn đang trong quá trình đàm phán nên công ty chưa cung cấp đủ thông tin về gói trái phiếu này cho đơn vị kiểm toán.

Thứ hai, ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua việc thay đổi đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022 vào ngày 29/6/2023, nên trong thời gian này, đơn vị kiểm toán đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022 của công ty.

Do việc đàm phán với trái chủ và việc hoàn tất kiểm toán cần thêm thời gian, vì vậy Angimex xin được công bố báo cáo kiểm toán trễ nhất đến ngày 31/8/2023.

Hồi tháng 6, UBCKNN đã có quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tổng số tiền 267,5 triệu đồng đối với Angimex vì loạt vi phạm trong quá trình công bố thông tin.

Theo đó, AGM đã không công bố thông tin cho UBCKNN và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) các tài liệu BCTC kiểm toán 2022 và báo cáo thường niên 2022. Bên cạnh đó, AGM đã không đưa nội dung thù lao của Thành viên HĐQT, tiền lương Tổng Giám đốc và người quản lý khác thành mục riêng trong BCTC năm 2021. Do đó, AGM bị phạt 25 triệu đồng.

AGM cũng bị phạt thêm 150 triệu đồng vì báo cáo sai lệch nhiều nội dung, gồm: Lợi nhuận sau thuế giữa BCTC quý 2/2022 và BCTC soát xét bán niên 2022.

Cùng với mức phạt này, AGM còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách báo cáo thông tin chính xác đối với số liệu sai lệch trên BCTC quý 2/2022 theo quy định.

Kinh doanh bết bát

Trong khi đó, tình hình kinh doanh gần đây của AGM khá bết bát khi 4 quý liên tiếp (quý 2/2022 đến quý 1/2023) đều chìm trong thua lỗ. Trong đó năm 2022, AGM lỗ hơn 140 tỷ đồng, còn tính riêng quý 1/2023 tiếp tục lỗ ròng hơn 16 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý 1/2023, AGM ghi nhận tổng tài sản giảm nhẹ xuống 1.591 tỷ đồng, trong đó tiền mặt chỉ vỏn vẹn gần 7 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh 62 tỷ, nhưng phải trích lập dự phòng gần 30 tỷ đồng; Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm gần 580 tỷ đồng.

Về khoản đầu tư chứng khoán, AGM đang đầu tư vào Địa ốc Hoàng Quân (HQC) với giá trị gốc là 62,5 tỷ đồng nhưng đã phải trích lập dự phòng tới gần 30 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ phải trả 1.228 tỷ, AGM đang vay nợ tài chính ngắn hạn 564 tỷ và dài hạn lên tới 610 tỷ đồng.

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tại ngày 31/3/2023 của Angimex là 3.4 lần (theo BCTC hợp nhất quý 1/2023), con số này đang ở mức cao so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.

Trong bối cảnh tình hình tài chính bết bát, với mục tiêu thanh toán dần các khoản nợ để từng bước vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh, AGM dự kiến thanh lý loạt tài sản như: Vốn góp của Angimex, kho đã dừng hoạt động (không còn máy móc thiết bị), nhà máy đang hoạt động, quyền sử dụng đất tại TPHCM và An Giang.

Trong năm 2023, Angimex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.001 tỷ đồng, tăng 10% so với kết quả năm 2022. Đồng thời có lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10 tỷ đồng.

Theo Đời sống
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Agribank- vun trồng “mầm xanh”, gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục – những hạt giống sẽ lớn lên.
back to top