Dập bàn tay, chấn thương mắt
Một thiếu niên 13 tuổi ở Nghệ An vừa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng bàn tay trái dập nát cùng vết thương hai bên mắt do dùng điện thoại (iPhone) khi đang sạc pin và điện thoại bất ngờ phát nổ. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp nổ điện thoại thứ ba trong khi vừa dùng vừa sạc pin trong hơn một tháng qua. Nạn nhân là một thiếu niên 13 tuổi ở Nghệ An, vào viện ngày 22-2 trong tình trạng dập nát bàn tay trái, bị thương hai bên mắt, xuyên qua nhãn cầu có dị vật nội nhãn. Các bác sĩ đã mổ cấp cứu cho bệnh nhân, đồng thời phối hợp các bác sĩ mắt điều trị vết thương hai bên mắt. Nhưng do bàn tay trái bị dập nát, không thể bảo toàn nên phải cắt cụt bàn tay của em.
KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết, chiếc sạc pin là đồ dùng đơn giản nhưng rất nhiều người hiện đang sử dụng sai cách dẫn đến những tai nạn như trường hợp nêu trên. Đa phần chúng ta cứ thấy điện thoại hết sạch pin thì sạc, hoặc sạc thật đầy thì thôi. Đang sạc vẫn dùng để chơi điện tử, lướt mạng, nghe, gọi bình thường. Thậm chí trời mưa gió sấm chớp vẫn sử dụng điện thoại vừa sạc vừa xem phim, nghe nhạc. Rồi dây sạc cắm cả ngày ở ổ cắm, dù nhà có trẻ con chơi đùa, thi thoảng vẫn nghịch vào chỗ cắm sạc điện thoại…
“Tất cả những thói quen xấu nêu trên đều tiềm ẩn nguy cơ điện giật, thậm chí là tử vong cho người sử dụng mà rất nhiều người bấy lâu nay coi đó là bình thường. Dù đã có nhiều cảnh báo đưa ra song dường như chúng ta nghĩ đó không phải là mình. Đã đến lúc phải thay đổi thói quen sử dụng sạc điện thoại, coi đó là loại thiết bị điện đặc biệt cần được sử dụng đúng theo hướng dẫn. Việc coi thương những rủi ro có thể xảy ra rất nguy hiểm bởi nếu dùng sai cách thì tai họa có thể đến với bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào”, KS Nguyễn Huy Bạo cho biết.
Sử dụng sạc đúng cách
Vậy sử dụng sạc điện thoại thế nào là đúng cách. Theo KS Nguyễn Huy Bạo, đầu tiên là không cắm cục sạc. liên tục vào ổ cắm điện. Nhiều người vì cho tiện mỗi khi cần cắm sạch nên cứ để cục sạc cắm liên tục ở ổ cắm. Điều này rất nguy hiểm vì cục sạc là thiết bị hạ điện áp từ 220V xuống 5V không sử dụng biến áp mà sử dụng điện trở và tụ điện. Sau đó, điện được đưa trực tiếp từ nguồn điện lưới xuống thông qua mạch điện biến xoay chiều thành một chiều để nạp cho pin điện thoại.. Giả sử nếu trẻ nghịch ngậm vào đầu dây cắm vào điện thoại đầu ra bị chập do nước làm cho mạch điện quá tải bị châp điện, thông mạch đầu ra sẽ là điện lưới 220V. Hoặc đơn giản vào những khi trời nồm như khoảng thời gian này ở miền Bắc, ẩm ướt làm chập đầu ra làm chập mạch điện sẽ xảy ra hỏa hoạn.
Thứ hai là không được sử dụng điện thoại trong khi sạc (vừa sạc vừa sử dụng) điều này rất nguy hiểm. Nhiều trường hơp nổ điện thoại gây ra thương tích, có khi chết người. Sở dĩ có hiện tượng đó vì khi sạc điện thoại làm pin nóng lên, cùng lúc đó sử dụng điện thoại làm dòng điện tăn,g càng làm điện thoại nóng lên. Khi đó, pin phồng to dẫn tới nổ pin.
Thứ ba là khi sạc, không nên để pin hết kiệt mới sạc mà thông thường khi điện thoại báo pin còn 15% là cần sạc (nhiều điện thoại khi xuống 15% là báo để người dung sạc). Lý do là khi xuống tới 15% pin thì điện thoai chuyển sang chế độ bù dòng, tăng cường dòng điện. Do đó nếu để pin xuống quá thấp rồi mới sạc sẽ rất dễ làm hỏng pin, giảm tuổi thọ của pin. Đồng thời khi sạc lin cũng không nên sạc tới đầy 100% mới rút ra vì như thế cũng dễ làm pin chóng hỏng (chai pin). Chỉ nên nạp tới 95% đến 98% nên rút ra.
Thứ tư là không cắm sạc điện thoại qua đêm. Thông thường điện thoại nào cũng có bộ ngăt điện khi nạp đầy nhưng nếu để điện thoại tự ngắt lúc đó pin đầy 100% mới ngắt sẽ làm chai pin. Mặt khác đề phòng điện thoại hỏng bộ ngắt pin nạp quá tải sẽ bị nổ, trong lúc đang ngủ thì dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Theo kinh nghiệm cá nhân thì KS Nguyễn Huy Bạo chia sẻ, khi mới mua điện thoại nên sạc đầy 100% một lần nạp khoảng 8 tiếng (tùy theo điện thoại) những lần sau theo như trên pin điện thoại sẽ bền