Đông y điều trị bệnh thấp ôn

Bệnh thấp ôn là bệnh theo mùa, từ mùa hạ sang mùa thu dễ mắc. Bệnh có biểu hiện đau đầu, đau mình, người mệt mỏi. Dưới đây xin giới thiệu cách điều trị.

Những vị thuốc Nam quý.

* Các thể bệnh thấp ôn thường gặp là tà ở vệ khí: với triệu chứng phát sốt, sợ lạnh, nóng đầu, mệt mỏi, ho khúc khoắc, không khát nước, tiểu tiện vàng dắt, lưỡi rêu trắng, chất lưỡi nhợt…

Bệnh nhân dùng hạnh nhân 6-10g, bạch đậu kháu 5-8g, sinh ý dĩ 5-8g, hoạt thạch 10-20g, thông thảo 5-8g, trúc diệp 6-10g, bán hạ chế 8-12g, hậu phai 8-5g. Ngày 1 thang sắc uống chia 2-3 lần.

* Thể tà ở phần khí: Sốt không ra mồ hôi, ngày nhẹ đêm nặng, hông bụng đầy buồn, nôn mửa, khát không muốn uống nước hoặc thích uống nước nóng, tiểu tiện vàng dắt, đại tiện khó hoặc đi lỏng, rêu lưỡi trắng hoặc đỏ ở phần rìa và đầu lưỡi… Bệnh nhân dùng hoàng liên 2-5g, xương hồ 4-8g, báu hạ chi 4-8g, đậu si 8-12g, chi tử sao đen 8-12g, hậu phác 4-8g, rễ lau 20-30g. Ngày 1 thang sắc uống 2-3 lần.

Nếu nôn không dứt, sắc hoàng liên, tô diệp để thanh nhiệt giáng khí, uống ít một cho đến khi hết nôn. Nếu ỉa phân vàng sẫm thối khắm hậu môn nóng rát, mồm khô khát, thở mạnh ra mồ hôi dùng cát căn 12-15g, hoàng cầm 6-8g, hoàng liên 6-8g, cam thảo 4-6g. Sắc ngày uống 1 thang chia 2-3 lần. Cát căn vừa giải biểu thanh nhiệt vừa thanh dương khí của tỳ vị để chữa ỉa lỏng. Cam thảo ôn trung điều hòa các vị thuốc.

Nếu ỉa phân nhão có phân có nước, hoặc ỉa ra nước, miệng nhạt không muốn ăn, bụng trên căng đầy, lợm giọng nôn, rêu lưỡi trắng dày bẩn thì dùng bài thương truật 4-6g, cam thảo 2-5g, trạch tả 6-12g, hậu phác 4-8g, trần bì 6-10g, bạch linh 8-g, trư kinh 6-10g, bạch truật 6-10g, quế chi 2-5g, nhân trần 10g. Sắc ngày uống 1 thang chia 2-3 lần. Ngoài ra bệnh nhân nên kết hợp với biện pháp châm cứu để bệnh mau khỏi.

Lương y Chu Văn Tiến

(Hội Đông y Vĩnh Tường)

Theo Đời sống
back to top