Đề xuất 1.300 tỷ vốn nhà nước cho dự án PPP cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Bộ Giao thông vận tải đề xuất dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) đầu tư theo hợp đồng PPP. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ hỗ trợ 1.300 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng.
daugiay.jpeg
Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú sẽ kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Ảnh: Báo Đầu tư

Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú (giai đoạn 1) dài 60,3km theo phương thức đối tác công-tư (PPP).

Theo đó, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án được Bộ Giao thông Vận tải tính toán là hơn 8.365 tỷ đồng.

Nguồn vốn nhà đầu tư huy động (nguồn vốn đầu tư BOT) khoảng hơn 7.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là hơn 1.413 tỷ đồng (chiếm 20% nguồn vốn đầu tư BOT). Vốn vay thương mại hơn 5.650 tỷ đồng (chiếm 80% nguồn vốn đầu tư BOT).

Khái toán thời gian thu phí hoàn vốn của nhà đầu tư dự kiến 20 năm 3 tháng. Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Song song với đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 1.300 tỷ đồng.

Dự kiến công tác chuẩn bị đầu tư dự án được triển khai trong năm 2021-2022; công tác lựa chọn nhà đầu tư thực hiện năm 2022-2023; giải phóng mặt bằng, tái định cư triển khai trong năm 2022-2023.

Dự án sẽ được thi công và hoàn thành trong giai đoạn 2023-2025.

Theo Đời sống
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top