Đề án 1816: Bạch Mai nâng chất lượng khám chữa bệnh hiện đại cho tuyến dưới

Đề án 1860 của Bộ Y tế do Bệnh viện Bạch Mai triển khai đã đem lại hiệu quả to lớn, giúp cho tuyến y tế cơ sở có tay nghề chuyên môn tốt, làm chủ những kỹ thuật khó, giúp bệnh nhân điều trị ngay tại địa phương.

Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhiều tỉnh thành

Mục tiêu của đề án 1816 nói riêng và các đề án bệnh viện vệ tinh, dự án Norred của Bộ Y tế là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu vùng xa thiếu cán bộ y tế, giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

PGS.TS Đào Xuân Cơ khẳng định: Với sứ mệnh đầu ngành, Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai hiệu quả, liên tục các dự án của Bộ Y tế, trong đó có đề án 1816, góp phần to lớn trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, chuyển giao kỹ thuật, các gói chuyên môn sâu, khám chữa bệnh từ xa, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Triển khai đề án 1816 cho các tuyến tỉnh phía Bắc - Ảnh BVCC

Triển khai đề án 1816 cho các tuyến tỉnh phía Bắc - Ảnh BVCC

Năm 2024, Bệnh viện đã triển khai 6 gói chuyển giao kỹ thuật với hơn 215 kỹ thuật thuộc 3 chuyên khoa Chống độc, Tiêu hóa gan mật và Nhi khoa, được chuyển giao cho 99 cán bộ y tế đang công tác tại 48 đơn vị y tế khu vực phía Bắc thuộc phạm vi chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Bạch Mai.

Bên cạnh việc triển khai tích cực các dự án, đề án của Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai ký kết hợp tác toàn diện với 8 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Giang,Tuyên Quang, Lai Châu, Thái Bình, Bắc Giang nhằm nâng cao năng lực chuyên môn khám chữa bệnh, đặc biệt là chuyên ngành hồi sức cấp cứu, đồng thời xây dựng mạng lưới cán bộ nòng cốt để thiết lập mạng lưới hội chẩn, tư vấn khám chữa bệnh từ xa và quản lý thông tin bệnh nhân.

PGS.TS Đào Xuân Cơ công bố, năm 2024 bệnh viện dành tặng 160 suất học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng cho các y bác sĩ của 9 tỉnh tham dự các khóa đào tạo chuyên khoa Hồi sức cấp cứu.

Thay mặt Bộ Y tế, TS Dương Huy Lương đánh giá cao vị trí và vai trò của Bệnh viện Bạch Mai trong công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo, hợp tác và hỗ trợ các tuyến y tế cơ sở, góp phần rút ngắn khoảng cách về chất lượng giữa các tuyến y tế, giảm tải cho tuyến trên và người dân các địa phương, nhất là vùng khó khăn, xa xôi có được những cơ sở y tế tốt phục vụ bà con.

Trong nhiều năm qua, Bệnh viện Bạch Mai đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng của Bộ Y tế trong vai trò hàng đầu khám chữa bệnh tuyến cuối cho nhân dân, trong công tác đào tạo - chỉ đạo tuyến và nhiều mũi nhọn khác. Triển khai đề án 1816 của Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai đã được Bộ Y tế cấp kinh phí 4 tỷ đồng để triển khai các hoạt động chỉ đạo tuyến, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn và khám chữa bệnh từ xa.

Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao để cứu người bệnh tại địa phương

PGS.TS Vũ Văn Giáp cho biết, không chỉ là đơn vị đi đầu trong việc triển khai các Đề án bệnh viện vệ tinh, 1816, dự án Norred, Bệnh viện Bạch Mai còn tích cực tham gia vào các chương trình hợp tác Quân Dân y, hỗ trợ các tình huống khẩn cấp....

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ y tế giữa BV Bạch Mai và các bệnh viện - Ảnh BVCC

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ y tế giữa BV Bạch Mai và các bệnh viện - Ảnh BVCC

Trong 25 năm qua và thời gian gần đây, bệnh viện Bạch Mai đã: Đào tạo 396.675 học viên, 1.766 lượt cán bộ luân phiên, hơn 3.000 lượt chuyên gia hỗ trợ công tác tuyến, chuyển giao 12.000 lượt kỹ thuật với 45 lĩnh vực đào tạo đa chuyên khoa, chuyển giao gần 12.000 lượt kỹ thuật cho các tuyến trong đó đặc biệt 3.915 lượt kỹ thuật chuyên sâu cho 6.802 học viên thuộc 462 bệnh viện trên cả nước.

Cử 2.138 lượt giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ - những chuyên gia đầu ngành của các chuyên khoa đã tham gia đi công tác tuyến; cử trên 1.700 lượt cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ gần 200 bệnh viện các tỉnh phía Bắc, cán bộ luân phiên đã trực tiếp điều trị 195.780 lượt bệnh nhân nặng, nguy hiểm.

BSCKII Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Sở Y tế Tuyên Quang cho biết, đề án 1860 của Bộ Y tế và vai trò hợp tác hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai đã đem lại hiệu quả to lớn, giúp cho tuyến y tế cơ sở có tay nghề chuyên môn tốt, làm chủ những kỹ thuật khó, vận hành thông suốt những thiết bị y tế hiện đại để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị ngay tại địa phương, giảm tải áp lực cho các tuyến trên, tiết kiệm được thời gian, chi phí của bà con phải lặn lội đi xa chữa bệnh, cứu chữa được nhiều bệnh nhân nặng mà không phải chuyển tuyến.

Nhờ chuyển giao công nghệ các bác sĩ Bệnh viện Tuyên Quang đã làm chủ kỹ thuật cứu bệnh nhân đột quỵ - Ảnh BVCC

Nhờ chuyển giao công nghệ các bác sĩ Bệnh viện Tuyên Quang đã làm chủ kỹ thuật cứu bệnh nhân đột quỵ - Ảnh BVCC

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, đến nay, đã có nhiều lượt cán bộ y tế tuyến trên về đào tạo cho Hà Giang. Nhờ sự hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật của các bệnh viện trung ương, nên nhiều bác sĩ tại Hà Giang được nâng cao trình độ chuyên môn, có thể thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên sâu.

Cụ thể, trong vòng 5 năm, Bệnh viện Bạch Mai ưu tiên hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, quản lý cơ bản và chuyên sâu cho cán bộ y tế của Hà Giang theo 3 hình thức: Đào tạo trực tiếp tại bệnh viện; đào tạo tại tỉnh và đào tạo từ xa qua hệ thống công nghệ thông tin (Telehealth). Trong đó, đặc biệt quan tâm nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, các kỹ thuật y học thực hành, nhất là về tim mạch can thiệp, điện quang can thiệp, tiết niệu, lọc máu, hồi sức cấp cứu, nhi khoa…

Theo PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Vị Xuyên… cách Thủ đô vài trăm cây số, nếu không may có người bị đột quỵ, muốn về Hà Nội để ứng dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết hay lấy huyết khối, thì với thời gian di chuyển khoảng 10 tiếng đã qua mất giờ vàng, mất đi cơ hội sống của người bệnh.

Việc triển khai Đề án Nghiên cứu nâng cao năng lực cấp cứu đột quỵ não tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã giúp cứu sống bệnh nhân đột quỵ ngay tại y tế cơ sở.

Theo Đời sống
Thông tàu hỏa chạy qua cầu Đuống, cầu Long Biên

Thông tàu hỏa chạy qua cầu Đuống, cầu Long Biên

Ngay sau khi mực nước sông Hồng và sông Đuống giảm, VNR đã thử tải và kiểm tra tàu chạy qua các cây cầu này, để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, sau đó mới quyết định mở hoạt động trở lại.
back to top