Đâu phải là không thể

u phải là không thể, nếu chúng ta thực sự muốn làm để tạo ra một môi trường đọc sách cho người trẻ. Vấn đề là phải tạo ra một động lực, một sự kích thích giúp các em biết cách đọc và tìm đọc.

Ảnh minh họa.

Cô bạn cho mượn cuốn diễn ca lịch sử Việt Nam do Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS FPT tự làm, tự in và phát cho học sinh.

Tôi đọc thấy lý thú, vần vèo dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ về các thời kỳ, các triều đại, các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam… Vậy mà được biết, đối tượng chính được phát quyển sách ấy lại chẳng đọc.

Chợt nghĩ đến cái dự án 230 tỷ đồng để nâng cao văn hóa đọc của người Việt mà lo. Tuyên truyền thì ai cũng biết ích lợi của việc đọc sách, nhưng làm sao để nhiều người có thói quen đọc lại khó vô cùng. Còn nếu hiệu quả chỉ tính trên số sách báo đã in ra, thậm chí đã phát đến tận tay, mà người ta nhận rồi chẳng buồn đọc thì cũng hoàn toàn vô nghĩa.

Đọc là nhu cầu tự thân, người ta cảm thấy cần thiết phải đọc, nhất thiết phải đọc, không đọc không được. Đọc cũng là một thói quen cần phải được hình thành từ nhỏ.

Nhưng sau một thời gian quan sát, tôi nhận thấy rằng, không thể trông chờ vào gia đình được, bởi vì nếu chính bản thân cha mẹ không bao giờ đọc sách thì rất khó xây dựng thói quen đó ở đứa trẻ.

Một người cứ sờ đến sách là buồn ngủ, cứ nhìn thấy sách là ngại, trong nhà chẳng có lấy một quyển sách tử tế (rất nhiều nhà như thế)… thì làm sao có thể bắt họ tối nào cũng cùng đọc sách với con được.

Thế nhưng nhà trường có thể làm rất tốt việc này bằng cách đưa ra yêu cầu buộc học sinh phải tìm đọc. Ngay từ lớp 1, ngay khi biết đọc nếu trong giờ học có tiết tự đọc sẽ buộc các em phải lên thư viện hoặc mang từ nhà đi những quyển truyện để đọc.

Hay từ lớp 2-3 trở lên, nếu trong sách giáo khoa có đoạn trích từ một tác phẩm nào đó, ví dụ như Dế mèn phiêu lưu ký chẳng hạn, cô giáo lại yêu cầu các em đọc toàn bộ tác phẩm. Rồi sau đó có tổ chức những buổi trao đổi, nói chuyện để các em kể lại những điều lý thú đã đọc được, những phát hiện, những cảm nhận của riêng mình… sẽ rất hào hứng và lý thú. Làm thế rất mất công, nhưng nó sẽ tạo ra một động lực, một sự kích thích các em biết cách đọc và tìm đọc.

Rồi trong nhà trường, ngoài xã hội cũng cần tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm để giới thiệu sách hay, trao đổi về những cuốn đã đọc… Nếu thực sự chúng ta muốn làm, thì đâu phải là không thể làm được!

Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top