Dấu hiệu ở chân cảnh báo phổi của bạn đang gặp vấn đề

Phổi là cơ quan chịu trách nhiệm hô hấp trong cơ thể, quyết định sự sống còn của con người. Tuy nhiên, ngày nay dưới tác động của môi trường, đặc biệt là khói bụi khiến lá phổi đang ngày một suy yếu, đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Theo bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, phổi là cơ quan có chức năng trao đổi khí của cơ thể và môi trường bên ngoài. Phổi có tính chất đàn hồi, mềm và xốp giúp đưa oxy trong không khí vào tĩnh mạch, đồng thời thải khí carbondioxit từ động mạch ra bên ngoài.

Phổi còn đóng vai trò lọc bỏ độc tố trong máu, chuyển hóa các chất sinh hóa học.

Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường không khí đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng khiến lá phổi phải hoạt động liên tục và gắng sức để đưa O2 vào cơ thể.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm ở mức báo động đỏ. Nếu tình trạng kéo dài, lá phổi chúng ta suy yếu dần, dẫn tới các bệnh viêm họng, hen phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đặc biệt là ung thư phổi, đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người.

Dấu hiệu ở chân cảnh báo phổi của bạn đang gặp vấn đề. Ảnh minh họa

Dấu hiệu ở chân cảnh báo phổi của bạn đang gặp vấn đề. Ảnh minh họa

Dưới đây là các dấu hiệu ở chân cảnh báo phổi đang có vấn đề:

Thay đổi màu sắc ở chân, biểu hiện của tình trạng da tím tái

Nếu bạn nhận thấy chân xuất hiện các màu xanh, tím hoặc xám, đó có thể là dấu hiệu của cho thấy tình trạng da tím tái.

Đây là một vấn đề ảnh hưởng của tim và phổi, xảy ra khi mức độ bão hòa oxy trong máu giảm xuống dưới 85%. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân khiến chân của bạn đổi màu như vậy, nhưng một số nguyên nhân phổ biến nhất đều liên quan đến phổi. Chúng bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng áp phổi, hen suyễn và viêm phổi.

Sưng chân cũng có thể là dấu hiệu phù phổi

Phù phổi là một tình trạng nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng, xảy ra khi các chất lỏng dư thừa trong túi khí của phổi. Dịch đọng nên bệnh nhân phù phổi sẽ ngày càng cảm thấy khó thở. Phù phổi cấp xảy ra đột ngột, thường có biểu hiện như khó thở, hồi hộp, thở khò khè, ho dai dẳng (đôi khi có đờm màu hồng, sủi bọt), tim đập nhanh hoặc choáng váng.

Là một tình trạng mãn tính, phù phổi có thể bao gồm các triệu chứng như tăng cân, mệt mỏi, sưng phù ở chân và đôi khi cả bàn chân.

Đau, chuột rút hoặc sưng ở chân có thể báo hiệu tăng áp động mạch phổi

Tăng áp động mạch phổi là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi các động mạch đưa máu từ tim đến phổi bị thu hẹp, gây huyết áp cao. Trong trường hợp này, "do làm việc quá sức và phình rộng, tâm thất phải dần trở nên yếu hơn và mất khả năng bơm đủ máu đến phổi", Cleveland Clinic giải thích.

Cuối cùng, một số bệnh nhân tăng áp động mạch phổi phát triển thành suy tim - một tình trạng tiến triển đe dọa tính mạng, trong đó tim không thể bơm máu như bình thường.

Các triệu chứng của tăng áp động mạch phổi bao gồm mạch không đều, nhịp tim yếu, khó thở khi tập thể dục, chóng mặt và thở gấp khi ngồi nghỉ. Tình trạng phổi này cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng đặc biệt xảy ra ở chân như đau, chuột rút và sưng. Một số người bị tăng áp động mạch phổi cũng sẽ thấy đau hoặc sưng ở mắt cá chân và bàn chân.

Sưng chân, đau chân

Thuyên tắc phổi xảy ra khi một trong các động mạch phổi bị tắc nghẽn. Điều này thường xảy ra do cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của chân, mặc dù cục máu đông cũng có thể (mặc dù ít thường xuyên hơn) di chuyển đến phổi từ cánh tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Những người bị thuyên tắc phổi thường bị đau ngực, khó thở hoặc ho dai dẳng. Họ cũng có thể cảm thấy choáng váng, đổ mồ hôi, nhịp tim không đều, sốt hoặc da sần sùi. Những người bị huyết khối tĩnh mạch sâu, tiền thân trực tiếp của thuyên tắc phổi, có thể bị sưng, đau, nhức hoặc sưng ở một chân. Một số bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu cũng bị đổi màu da hoặc cảm thấy nóng ở chân.

Theo VietnamDaily
back to top