Đánh giá sốt đất cũng được hành chính hóa, Bộ Xây dựng nói giá đất tăng "tẹo teo"

Sau khi nhận được thông tin về tình trạng sốt đất đang diễn ra, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị đánh giá cụ thể về giá đất trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, vấn đề trên còn được chú ý nhiều hơn sau khi TP. HCM thực hiện đấu giá đất tại khu vực Thủ Thiêm.

Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ cùng các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố đánh giá về kết quả đấu giá đất cao bất thường vừa qua để có đánh giá chung về thị trường bất động sản.

Hiện giá đất chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có việc đấu giá đất. Đồng thời chịu tác động từ một số yếu tố như giao dịch, nguồn cung, phát triển cơ sở hạ tầng...

Bộ Xây dựng cho biết, đến nay, đã có 20 tỉnh đánh giá về nguy cơ sốt đất thông qua đấu giá và ảnh hưởng đến nhà ở, giá đất.

Cũng theo ông Khởi, giai đoạn 2020-2021 giá nhà có tăng so với 2 năm trước đó là 2018-2019. Trong đó, giá căn hộ cao cấp tăng khoảng 0,5%, căn hộ trung cấp tăng từ 2-3%.

Chỉ có phân khúc đất nền tăng giá mạnh nhất, với mức khoảng 5%; thậm chí, có nơi tăng 10%. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đánh giá đây cũng là xu hướng chung.

Sang năm 2022, Bộ Xây dựng định hướng việc phát triển nhà ở sẽ theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm môi trường sống, hạ tầng đồng bộ.

Đồng thời đổi mới căn bản tư duy, chính sách phát triển nhà ở xã hội; tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường cho đối tượng chính sách xã hội...

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhấn mạnh, mục đích của chính sách hỗ trợ hướng tới phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, không phải tập trung vào thị trường bất động sản, do vậy, không phải lo ngại ảnh hưởng đến giá nhà đất.

Theo Đời sống
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top