Đại dịch Covid-19 đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nền kinh tế Việt Nam

(khoahocdoisong.vn) - 52% số doanh nghiệp đã sử dụng nền tảng số để cho phép nhân viên làm việc online hay cung cấp dịch vụ trực tuyến như dạy học, tư vấn, đồng thời số hóa đẩy mạnh hoạt động marketing và bán hàng. Điều này cho thấy đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.

Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính vừa công bố khảo sát 358 doanh nghiệp Việt về các giải pháp, khắc phục khó khăn do dịch Covid-19. Theo kết quả khảo sát, 100% doanh nghiệp đang duy trì sản xuất được hỏi chủ động phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như bắt buộc đeo khẩu trang, bố trí chỗ ngồi cách nhau 2m, trang bị nước rửa tay khử khuẩn…

Ngoài ra, có một số doanh nghiệp đã có các giải pháp riêng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh như trang bị mũ chống giọt dịch bắn cho từng người lao động để hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch bệnh; tổ chức ký túc xá, nơi ở tập trung cho toàn bộ người lao động và cả gia đình ở lại công ty cũng như cung cấp nhu yếu phẩm và cả phương tiện giải trí ngoài giờ để người lao động yên tâm cách ly tại nơi sản xuất với bên ngoài.

Đặc biệt, tại lần khảo sát này, có 52% số doanh nghiệp cho biết đã sử dụng nền tảng số để cho phép nhân viên làm việc online hay cung cấp dịch vụ trực tuyến như dạy học, tư vấn đồng thời số hóa đẩy mạnh hoạt động marketing và bán hàng.

Một số doanh nghiệp khác cũng thực hiện đồng thời các giải pháp khác như giảm giá thành sản phẩm đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến quy trình tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy, các giải pháp mang tính lâu dài và có ý nghĩa tiên quyết tạo các ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế như tập trung cải tiến sản phẩm, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển thì chỉ có 3% số doanh nghiệp được hỏi áp dụng các giải pháp này. Chỉ có 2% doanh nghiệp được hỏi thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng ngừa rủi ro theo nhiều kịch bản theo diễn biến của dịch Covid-19.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tương đối hạn chế về mặt "chiến lược", mọi ứng phó vẫn mang tính tạm thời, nên thời gian tới rất cần nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt trong việc ứng phó với các rủi ro đột ngột xảy ra.

Theo khảo sát, chỉ có 4% số doanh nghiệp cho biết áp dụng biện pháp chấm dứt hợp đồng lao động. 27% doanh nghiệp lựa chọn giải pháp giảm giờ làm, giảm lương nhưng vẫn duy trì số lượng lao động để cùng người lao động chung sức vượt qua thời gian khó khăn. 17% doanh nghiệp cho biết vẫn trả lương bình thường cho người lao động. 7% doanh nghiệp đảm bảo mức lương tối thiểu và 3% tăng cường đào tạo người lao động.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top