Cứu sống 2 người nguy kịch do đuối nước: Sơ cứu ban đầu quyết định sự sống

(khoahocdoisong.vn) - BS Đinh Văn Trung, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, khoa liên tiếp tiếp nhận 2 người bị đuối nước và có tổn thương phổi rất nặng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Tổn thương phổi nặng và hôn mê

Bé Nguyễn Thái S. (13 tuổi ở Tiên Du, Phù Ninh, Phú Thọ) đi tắm sông bị đuối nước. Sau khi được người dân sơ cứu và Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh cấp cứu ban đầu, đặt ống nội khí quản thở máy rồi chuyển xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. S. vào Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc trong tình trạng ý thức lơ mơ, oxy hóa máu giảm thấp do phổi bị tổn thương nặng. Ngay lập tức S. đã được các bác sĩ áp dụng các biện pháp điều trị tích cực. Sau 2 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bé S. đã dần ổn định, ý thức tỉnh táo hoàn toàn, oxy hóa máu dần cải thiện. Ngày thứ ba sau điều trị, bé đã cai được máy thở, rút ống nội khí quản, đáp ứng tốt, và có thể ra viện.

2 bệnh nhân đuối nước được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

2 bệnh nhân đuối nước được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

Trường hợp thứ hai là người bệnh Ngô Xuân H. (33 tuổi, thị trấn Lâm Thao, Phú Thọ) được Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng hôn mê, oxy hóa máu giảm rất thấp, toan chuyển hóa nặng, kèm theo tình trạng rối loạn nhịp tim rất nặng. Nhờ áp dụng các biện pháp điều trị tích cực sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân H. đã ổn định và có thể ra viện trong vài ngày tới.

Theo số liệu từ Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, ở nước ta trung bình mỗi năm có khoảng gần 3.000 trẻ em bị tử vong do đuối nước, trong đó chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất là nhóm trẻ 5 – 14 tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn.

40 – 50% sơ cứu sai

TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi T.Ư chia sẻ, đuối nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Trong trường hợp được cấp cứu kịp thời trẻ có thể qua cơn nguy kịch nhưng dẫn tới biến chứng nặng như: Suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu oxy kéo dài khiến nhiều trẻ được cứu sống phải sống đời sống thực vật.

Hai bệnh nhân đã bỏ được máy thở.

Hai bệnh nhân đã bỏ được máy thở. 

BS Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, việc phát hiện sớm trẻ đuối nước và sơ cứu kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế chỉ có khoảng 40 - 50% trường hợp chuyển đến Bệnh viện Nhi T.Ư được sơ cứu đúng cách. Một nửa trường hợp còn lại vẫn dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. Đây là cách sơ cứu hoàn toàn sai, làm lỡ cơ hội vàng cứu sống trẻ.

- Khi gặp trường hợp người đuối nước, cần đặt nằm thẳng trên nền cứng, quan sát nhanh tình trạng, móc tất cả dị vật trong mũi, họng, sau đó nhanh chóng thực hiện ép tim và hà hơi thổi ngạt. Với người chưa có kỹ năng sơ cứu, cần thực hiện ép tim 15 lần, hà hơi 2 - 5 lần, với nhân viên y tế chỉ cần thực hiện 2 lần hà hơi, ép tim 5 nhịp lặp lại liên tiếp cho đến khi có phản xạ.

- Sau đó cần gọi thêm 1 người hỗ trợ, 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức giữa. Khi ép, đặt thẳng tay lên ngực.

Sau 1 phút đánh giá lại xem bệnh nhân đã thở hay chưa và thực hiện bắt mạch. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục lặp lại động tác ép tim ngoài lồng ngực. Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực.

Theo TT&CS
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top