Cúng tất niên cần lưu ý điều gì?

Theo truyền thống cha ông, cứ vào cuối năm, các gia đình Việt bắt đầu sum họp và cúng bữa cơm tất niên, chuẩn bị bước sang một năm mới.

Vào trưa hay chiều tối ngày 30 tháng Chạp các gia đình sẽ tiến hành cúng tất niên trước khi cúng giao thừa thể hiện sự sum vầy và mời ông bà về nhà ăn Tết. Bữa cơm này được chuẩn bị khá là đơn giản, không cần cầu kỳ, chỉ cần gia chủ thành tâm.

Mâm cỗ cúng tất niên tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà biện lễ cho phù hợp. Gia chủ sau khi chuẩn bị đủ các lễ vật thì bày lên ban thờ, người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thắp hương và đọc văn khấn

Ảnh minh họa - Ảnh:internet.

Ảnh minh họa - Ảnh:internet.

Thời điểm cúng tất niên

Cúng tất niên có thể cúng vào 30 tháng Chạp nếu là năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ cúng thường được diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối.

Lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều tối ngày 30 Tết (với tháng đủ), tuy nhiên năm nay không có 30 Tết, nên các gia đình thường sẽ cúng tất niên vào ngày 29 Tết. Theo nhiều chuyên gia, khung ngày giờ tốt để làm lễ cúng tất niên tại gia đình hoặc cơ quan mà bạn có thể chọn:

Ngày 28 tháng Chạp (tức 19/1/2023 dương lịch): Ngày Đinh Sửu, tháng Quý Sửu: Ngày Nhâm Ngọ, tháng Tân Sửu năm Tân Sửu. Giờ hoàng đạo là: Tý (23 - 1h), Sửu (1 - 3h), Mão (5 - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15 - 17h), Dậu (17 - 19h).

Ngày 29 tháng Chạp (tức 20/1/2023 dương lịch): Ngày Mậu Dần tháng Quý Sửu: Ngày Quý Mùi, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Giờ đẹp gồm Dần (3 - 5h), Mão (5 - 7h), Tỵ (9 - 11h), Thân (15 - 17h).

Ngày 30 tháng Chạp (tức 21/1/2023 dương lịch): Ngày Kỷ Mão tháng Quý Sửu: Ngày Giáp Thân, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Giờ đẹp gồm Tý (23 - 1h), Sửu (1 - 3h) Thìn (7 -9h) Tỵ (9 - 11h), Mùi (13 - 15h), Tuất (19 - 21h).

Ý nghĩa của lễ cúng Tất niên

Cúng Tất niên là nghi thức đánh dấu sự kết thúc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây được xem là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Tạo cơ hội để mọi người được quây quần bên nhau, cùng ngồi lại sẻ chia những câu chuyện buồn vui trong suốt một năm vừa qua.

Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên hoặc tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu sự kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời, mang nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam

Chuẩn bị mâm cúng Tất niên 3 miền

Mâm cúng Tất niên miền Bắc

Mâm cúng Tất niên ở miền Bắc thường gồm 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cụ thể, mâm cỗ cúng tất niên truyền thống của người miền Bắc bao gồm các món sau: Bánh chưng, dưa hành, giò nạc, giò thủ, hành cuốn, nem, rau nộm, măng, mọc nước, cơm ... Ảnh minh họa - Ảnh:internet.

Mâm cúng Tất niên ở miền Bắc thường gồm 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cụ thể, mâm cỗ cúng tất niên truyền thống của người miền Bắc bao gồm các món sau: Bánh chưng, dưa hành, giò nạc, giò thủ, hành cuốn, nem, rau nộm, măng, mọc nước, cơm ... Ảnh minh họa - Ảnh:internet.

Mâm cỗ cúng Tất niên miền Trung

Đối với miền Trung, mâm cúng Tất niên sẽ bao gồm: Bánh chưng, bánh tét, dưa món củ kiệu, giò lụa, thịt đông, gỏi gà bóp rau răm, nem, măng, canh miến, cá chiên hay ram, cơm... Ảnh minh họa - Ảnh:internet

Đối với miền Trung, mâm cúng Tất niên sẽ bao gồm: Bánh chưng, bánh tét, dưa món củ kiệu, giò lụa, thịt đông, gỏi gà bóp rau răm, nem, măng, canh miến, cá chiên hay ram, cơm...

Ảnh minh họa - Ảnh:internet

Mâm cúng Tất niên miền Nam

Với miền Nam, mâm cỗ cúng tất niên có sự khác biệt khá xa do thời tiết và văn hóa vùng miền, bao gồm: Bánh tét, dưa giá củ kiệu, thịt heo luộc, thịt kho tàu, gỏi cuốn, nem, gỏi tôm thịt, măng, khổ qua nhồi thịt, cơm... Ảnh minh họa - Ảnh:internet.

Với miền Nam, mâm cỗ cúng tất niên có sự khác biệt khá xa do thời tiết và văn hóa vùng miền, bao gồm: Bánh tét, dưa giá củ kiệu, thịt heo luộc, thịt kho tàu, gỏi cuốn, nem, gỏi tôm thịt, măng, khổ qua nhồi thịt, cơm... Ảnh minh họa - Ảnh:internet.

Văn khấn cúng tất niên

Văn khấn cúng tất niên chuẩn vẫn được ghi chép lại trong các tài liệu về văn hóa. Sau đây là một bài văn khấn được trích từ Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa - Thông tin.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ...

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ...

Tín chủ (chúng) con là: ...

Ngụ tại...

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Những điều cần chú ý khi cúng Tất niên

Theo chuyên gia phong thủy Trần Anh Bình (phongthuy.vn), cúng tất niên quan trọng ở tấm lòng thành tâm. Tuy nhiên, không cần quá cầu kỳ nhưng khi chuẩn bị cúng tất niên, gia chủ cũng không nên quá sơ sài. Đặc biệt, theo tập tục, văn hóa, một số điều nên kiêng kỵ như sau:

- Nên đặt thêm 1 mâm cúng nhỏ riêng ở phía dưới bàn thờ chính. Trên bàn thờ chính nên trưng ít hoa quả tươi, tiền giấy vàng mã, nước trà.

- Nên chuẩn bị bình hoa tươi thay vì sử dụng hoa giả.

- Mâm ngũ quả: Nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín. Có thể chọn chuối, bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo… Không nên dùng quả xanh, quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ hoặc các loại hoa ly, thược dược…

Theo các chuyên gia, cách bài trí mâm cỗ cúng Tất niên cũng hết sức quan trọng. Tùy theo cách bố trí bàn thờ của gia chủ mà có cách bày hợp lý. Tuy nhiên, mâm cỗ mặn nên bày ở một chiếc bàn con, đặt dưới bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã đặt ở trên.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ, người lớn tuổi trong nhà hoặc chủ nhà sẽ thắp hương đọc văn khấn. Những người còn lại làm lễ theo. Việc cúng lễ này chính là lòng thành của con cháu để gửi lời mời ăn Tết tới thần linh, tổ tiên, gia tiên…/.

Theo Đời sống
back to top