Cực nóng: Phát hiện ngoại hành tinh chứa sự sống cách Trái Đất không xa?

Đây là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm các hành tinh có khả năng sinh sống ngoài Hệ Mặt Trời, mở ra hy vọng về khám phá sự sống ngoài Trái Đất.
Tim thay ngoai hanh tinh cach Trai Dat khong xa co su song?
Các nhà thiên văn học đã phát hiện một ngoại hành tinh có tên Gliese-12b, cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng trong chòm sao Song Ngư. Hành tinh này có kích thước gần bằng Trái Đất và nằm trong vùng có thể sinh sống được của ngôi sao chủ, một ngôi sao lùn đỏ. Điều này đồng nghĩa với khả năng tồn tại nước lỏng trên bề mặt hành tinh. (Ảnh: NASA Scientific Visualization Studio)
Tim thay ngoai hanh tinh cach Trai Dat khong xa co su song?-Hinh-2
Mặc dù ngôi sao chủ có nhiệt độ thấp, Gliese-12b vẫn nhận đủ năng lượng để duy trì nước lỏng nếu có. Các nhà khoa học chưa xác định liệu hành tinh này có bầu khí quyển hay không, nhưng nhiệt độ bề mặt trung bình ước tính khoảng 42 độ C, tương đương với một ngày hè nóng nực ở Trái Đất.(Ảnh: Space.com)
Tim thay ngoai hanh tinh cach Trai Dat khong xa co su song?-Hinh-3
Phát hiện này nhờ vào dữ liệu từ vệ tinh TESS của NASA và các đài quan sát khác. Gliese-12b là một ứng cử viên sáng giá để nghiên cứu sâu hơn bằng kính viễn vọng không gian James Webb, nhằm tìm hiểu về thành phần và khả năng tồn tại sự sống. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm các hành tinh có khả năng sinh sống ngoài Hệ Mặt Trời, mở ra hy vọng về khám phá sự sống ngoài Trái Đất.(Ảnh: Karlobag.eu)
Tim thay ngoai hanh tinh cach Trai Dat khong xa co su song?-Hinh-4
Trong suốt nhiều năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh nhằm chứng minh Trái đất không phải là nơi duy nhất tồn tại sự sống. (Ảnh: Crescendo One)
Tim thay ngoai hanh tinh cach Trai Dat khong xa co su song?-Hinh-5
Một nhóm nghiên cứu đã lập các mô hình máy tính dựa trên hệ thống thủy nhiệt của Trái Đất và một số thiên thể có đại dương trong hệ Mặt Trời, phát hiện rằng một số nơi có tiềm năng hỗ trợ sự sống thậm chí còn mạnh mẽ hơn đáy đại dương địa cầu.(Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC)
Tim thay ngoai hanh tinh cach Trai Dat khong xa co su song?-Hinh-6
Các thiên thể này bao gồm các mặt trăng của Sao Thổ (Enceladus và Titan), Sao Mộc (Europa, Ganymede, Callisto) và hành tinh lùn Sao Diêm Vương.(Ảnh: UC San Diego Today)
Tim thay ngoai hanh tinh cach Trai Dat khong xa co su song?-Hinh-7
Hệ thống thủy nhiệt trên các thiên thể này có thể duy trì được trong nhiều điều kiện khác nhau, và khi áp dụng các điều kiện của các thế giới ngoài hành tinh vào mô hình, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các miệng phun thủy nhiệt có thể sinh ra và bảo tồn sự sống dễ dàng hơn so với Trái Đất.(Ảnh: Smithsonian Magazine)
Tim thay ngoai hanh tinh cach Trai Dat khong xa co su song?-Hinh-8
Kết quả này làm tăng hy vọng cho các sứ mệnh săn tìm sự sống ngoài hành tinh, bao gồm Europa Clipper của NASA và một con rắn robot đang được chế tạo cho Enceladus.(Ảnh: NASA Blogs)

Mời quý độc giả xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".

Theo Đời sống
back to top