Có thực trẻ con không có lỗi?

Có thực trẻ con không có lỗi khi mà học dốt lại dám cầm kết quả thi toàn điểm cao đi xét tuyển. Không có gì buồn hơn việc ta bước vào đời, bước vào cổng trường đại học với một kết quả gian lận như thế.

Số lượng bài thi được nâng điểm.

Vụ bê bối sửa điểm thi tốt nghiệp ở Hà Giang cho 114 thí sinh với 330 bài thi thực sự là một vết nhơ. Đến nỗi chấm lại, có em từ 9 điểm môn toán giờ chỉ còn 1 điểm, trượt tốt nghiệp.

Nhiều người lớn tiếng bày tỏ sự thất vọng, buộc tội những người có trách nhiệm, kèm theo nhắc đi nhắc lại rằng trẻ con không có lỗi. Nhưng có thực là trẻ con không có lỗi?

Thứ nhất, sức học của mình thế nào thì mình phải biết. Học dốt, toán chả biết gì, chỉ đáng 1 điểm, vậy mà khi xem thấy điểm của mình là 9, có trường hợp 3 môn xét tuyển là toán, lý, hóa đạt 27,5 điểm, cực xuất sắc trong khi đề thi năm nay được đánh giá là khó và số thí sinh được 9-10 không nhiều.

Vậy mà nghiễm nhiên nhận đó là điểm của mình, như thế khác nào hành vi ăn cắp. Điều đáng buồn là trước khi chuyện này bị phát giác, không em nào thắc mắc, không một em nào xin được phúc tra. Bình thường, nếu làm bài tốt mà điểm thi thấp hơn thì chắc chắn thí sinh sẽ làm đơn xin phúc tra ngay.

Thứ hai, đành rằng chuyện người lớn thỏa thuận với nhau để nâng điểm, trẻ con không được tham gia, nhưng như thế không có nghĩa là các em thụ động trước sự sắp xếp của người lớn.

Mình học dốt mà lại dám cầm kết quả thi toàn điểm cao thế kia đi xét tuyển ư? Cho dù được xét vào trường đấy, thậm chí đủ điểm vào cả những trường điểm cao như Đại học Y hay ĐH Bách khoa. Nhưng thử hỏi với trình độ 1 điểm toán, làm sao theo được với các bạn.

Thế nên không có chuyện vô can ở đây. Dù về mặt luật pháp, chỉ có kẻ chủ mưu và trực tiếp nhúng tay vào mới bị xét xử, còn trẻ em vô can. Có người còn xót xa cho số phận những em bị trượt tốt nghiệp sau khi chấm lại. Tại sao lại phải khóc thương cho điều rõ ràng như thế nhỉ? Học kém thì trượt là chuyện bình thường.

Còn bao nhiêu trường hợp gian lận như vậy mà chưa bị phát hiện? Liệu có em nào dũng cảm từ chối cái kết quả man trá đó để không tốt nghiệp, không xét vào đại học? Không có gì buồn hơn việc ta bước vào đời, bước vào cổng trường đại học với một kết quả gian lận như thế.

Có thi cử là có gian lận, đó là chuyện muôn đời. Chỉ có điều không ngờ là nó lại xảy ra trắng trợn đến vậy. Vấn đề là người ta có nhận ra để mà thay đổi hay không.

Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top