<div> <p style="text-align: justify;">Kể từ đó, chị bắt tay thực hiện việc chụp phim, siêu âm, rồi đưa lên ghép, vẽ, dựng hình 3D cơ thể của hai đứa bé từ lúc chúng 3 tháng tuổi trong suốt 10 tháng , qua ca mổ tách và sẽ tiếp tục suốt thời kỳ hậu phẫu.</p> <p style="text-align: justify;">Nhờ những hình ảnh từ chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), X-quang... được Khánh dựng thành ảnh 3D chi tiết từng tới mạch máu nhỏ li ti, các phẫu thuật viên đã tiến hành cuộc mổ tách đúng như dự liệu, nhanh chóng, chính xác, không một mạch máu nào bị cắt nhầm, hai bé mất máu ít.</p> <p style="text-align: justify;">"Không trực tiếp cầm dao mổ, nhưng bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thực sự là 'mắt thần siêu việt' của phẫu thuật viên, góp phần quan trọng cho sự thành công ca đại phẫu", bác sĩ Trần Đông A nói sau khi Trúc Nhi, Diệu Nhi được tách rời, ngày 15/7.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh Khánh, 29 tuổi, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, là thành viên Nhóm chẩn đoán hình ảnh ca phẫu thuật tách dính song sinh. Trưởng kíp, người chịu trách nhiệm chính là bác sĩ Nguyễn Đức Trí, Trưởng khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Sát cánh còn có kỹ thuật viên trưởng Phạm Văn Tài, cùng khoa, bác sĩ Huỳnh Thị Vân, chuyên gia chẩn đoán hình ảnh tại Pháp, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn trưởng khoa X-quang Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Nguyễn Nghiệp Văn, Trung tâm y khoa Medic...</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> <p style="text-align: justify;"> </p> </figure> </div> <meta content="https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/07/21/VNE-taachsongsinh-bsKhanh-byTh-1252-2040-1595266168.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=QvoFmjFmfId28Pi4DKLFXQ" itemprop="url" /> <meta content="1200" itemprop="width" /> <meta content="870" itemprop="height" /> <meta content="" itemprop="href" /> <div style="text-align: justify;"><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/07/21/i1-suckhoe-vnecdn-net_vne-taachsongsinh-bskhanh-byth-1252-2040-1595266168.jpg 1x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/07/21/VNE-taachsongsinh-bsKhanh-byTh-1252-2040-1595266168.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KnuAYiWSg-_RaiBt3gshaw 1.5x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/07/21/VNE-taachsongsinh-bsKhanh-byTh-1252-2040-1595266168.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=YsMYhh4HRtsXRQe-wRzARg 2x" /><img alt="Bác sĩ Khánh và ê kip chẩn đoán hình ảnh giống như nhà tiên tri, giúp dự liệu chính xác giải phẫu để cuộc mổ diễn ra thành công. Ảnh Thư Anh" src="https://khds.1cdn.vn/2020/07/21/i1-suckhoe-vnecdn-net_vne-taachsongsinh-bskhanh-byth-1252-2040-1595266168.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Khánh và ê kip chẩn đoán hình ảnh giống như nhà tiên tri, giúp dự liệu chính xác giải phẫu để cuộc mổ diễn ra thành công. Ảnh <em>Thư Anh</em></p> </figcaption> <p style="text-align: justify;">Khánh trẻ nhất nhóm, được các thầy cô giao nhiệm vụ trực tiếp chẩn đoán hình ảnh, đồng thời hướng dẫn, trợ giúp thực hiện ca mổ. Bác sĩ vẫn nhớ lần đầu tiên nhìn thấy hai cấu trúc cơ quan, cơ thể kỳ lạ trên phim X-quang của đôi song sinh dính nhau, được một đồng nghiệp gửi tới. Chị nheo mắt, cố gắng mường tượng phía sau tấm phim, hai bé gái ba tháng tuổi đang bị dính như thế nào nhưng bất lực.</p> <p style="text-align: justify;">"Trong lòng dâng lên nỗi xót xa khó tả. Lúc ấy tôi vẫn chưa hình dung nhiệm vụ này lớn lao và khó khăn đến thế nào. Chỉ biết mình phải làm gì đó để giúp các em", bác sĩ Khánh nói.</p> <p style="text-align: justify;">Từ hôm đó, bác sĩ trẻ gắn bó với hành trình trả lại cuộc đời cho hai chị em "song Nhi". Mỗi 3 tháng, hai bé được siêu âm Doppler tim, van tim, não, ngực bụng, chụp CT bụng chậu có cản quang, chụp CT điện toán vùng bụng chậu, não. Các chẩn đoán phân bố giải phẫu (cơ thân và khung xương, não, tủy, ngực, bụng, ruột, hệ niệu dục, xương chậu) và phân bố mạch máu được thực hiện kỹ càng, chi tiết.</p> <p style="text-align: justify;">Ba lần chụp lúc 3, 6 và 9 tháng tuổi, hai bé còn yếu, thở rất mạnh, lồng ngực phập phồng liên tục, thuốc cản quang không thể hiện được hết các chi tiết. Hình ảnh rung nhòa, chỉ xác định được vị trí gan, lá lách, thận, tụy, bàng quang, tử cung. Còn mạch máu nhỏ quá, mới thấy có nhánh mạch máu từ Trúc Nhi băng qua phần trước bụng của Diệu Nhi. Phần ruột dính ở đâu, phân bố mạch máu như thế nào, các dữ liệu quá ít ỏi, chị chưa trả lời được.</p> <p style="text-align: justify;">Đến lần chụp thứ tư, trước mổ một tháng, cơ thể hai bé lớn hơn, đạt gần 15 kg, các mạch máu mới hiện rõ trên hình ảnh. Chị thực hiện siêu âm toàn diện "từ đầu tới chân" cho các bé. Có phim, bác sĩ dành cả tuần, thức nhiều đêm trong bệnh viện để nghiên cứu và lên bản vẽ, dựng ảnh 3D.</p> <p style="text-align: justify;">Đây là lần đầu tiên chị có được câu trả lời rõ ràng, chi tiết cho bác sĩ phẫu thuật, rằng bộ ruột bị dính ở đâu, các tạng được bé nào tưới máu như thế nào. Quan trọng nhất, hệ thống mạch máu thông nối giữa hai bé phân bổ ra sao. Tất cả được vẽ hoàn chỉnh và trình bày kỹ lưỡng khi hội chẩn.</p> <p style="text-align: justify;">Từ đó, các phẫu thuật viên mới tiến hành phân chia ruột, lựa chọn bàng quang, thận và cơ quan sinh dục chính xác cho mỗi bé.</p> <p style="text-align: justify;">"Chẩn đoán hình ảnh tốt đến đâu thì phẫu thuật viên bước vào phòng mổ tự tin tới đó. Mình cố gắng hết sức để các phẫu thuật viên không tốn thời gian thám sát bụng, lần tìm và đánh giá các mạch máu liên thông", bác sĩ Khánh chia sẻ.</p> <p style="text-align: justify;">Giáo sư Trần Đông A, cố vấn ca mổ, và tiến sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố nhiều lần khẳng định, nhờ chẩn đoán hình ảnh chính xác nên cuộc mổ diễn ra đúng dự liệu. Thời gian mổ được rút ngắn, các bé không gặp biến chứng bất ngờ. Đặc biệt, không có bất kỳ mạch máu nào bị cắt sai gây chảy máu không kiểm soát, lượng máu dự trù không cần dùng hết.</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> <p style="text-align: justify;"> </p> </figure> <meta content="https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/07/21/115731326-619167452344672-3200-9565-8578-1595307621.png?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=hoRmMHI7yv56zXtkdBPgIQ" itemprop="url" /> <meta content="500" itemprop="width" /> <meta content="300" itemprop="height" /> <meta content="" itemprop="href" /> <div style="text-align: justify;"><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/07/21/i1-suckhoe-vnecdn-net_115731326-619167452344672-3200-9565-8578-1595307621.png 1x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/07/21/115731326-619167452344672-3200-9565-8578-1595307621.png?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=OI4xECAxGmjaZHveywrlxw 1.5x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/07/21/115731326-619167452344672-3200-9565-8578-1595307621.png?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=QCHoEG-O_OPggirNe2fDTA 2x" /><img alt="Một trong các hình ảnh mà bác sĩ Khánh dựng trước ca phẫu thuật." src="https://khds.1cdn.vn/2020/07/21/i1-suckhoe-vnecdn-net_115731326-619167452344672-3200-9565-8578-1595307621.png" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p style="text-align: justify;">Một trong các hình ảnh mà bác sĩ Khánh dựng trước ca phẫu thuật.</p> </figcaption> <p style="text-align: justify;">Trúc Nhi, Diệu Nhi chào đời dính nhau vùng bụng ngực, thuộc ca hiếm gặp trên thế giới, tương tự ca song sinh Việt - Đức năm 1988. Hai bé được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố nuôi từ khi lọt lòng mẹ đến 13 tháng tuổi, đủ sức khỏe trải qua ca đại phẫu tách rời. Ca mổ hoàn tất, nhưng quá trình chăm sóc sau mổ còn nhiều gian truân.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện tại, hai bé đã ở giai đoạn hậu phẫu ngày thứ 5, bác sĩ Khánh vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình. Hàng ngày chị đến siêu âm, khảo sát tại chỗ cho hai bé bởi việc chẩn đoán hình ảnh vẫn rất quan trọng, giúp cảnh báo bác sĩ lâm sàng nếu có biến chứng, nhằm xử lý sớm.</p> <p style="text-align: justify;">Siêu âm cho Diệu Nhi và Trúc Nhi tại phòng Hồi sức Tim xong, bác sĩ Khánh thấy vui vì dấu hiệu sinh tồn của các bé ổn định hơn qua mỗi ngày, nhu động ruột tốt, co bóp đều đặn, nước tiểu trong trở lại. Hai bé còn mở mắt khi chị nắm tay động viên.</p> <p style="text-align: justify;"> </p> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Cô gái dẫn đường trong ca mổ tách hai bé song sinh
Lần đầu thấy cấu trúc cơ thể kỳ lạ của Song Nhi trên phim X-quang, lòng bác sĩ Khánh dâng lên nỗi xót xa khó tả, cố hình dung hai em bé sống như thế nào.
Theo vnexpress.net
Truyền thông quốc tế đưa tin về ca mổ tách song sinh của Việt Nam
Bác sĩ ekip chỉnh hình trong ca tách song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi tiết lộ khoảnh khắc cuối cùng: Vừa bó bột xong là… muốn gục
Cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi đã tỉnh
Ca phẫu thuật tách cặp song sinh dính liền đầu diễn ra như thế nào?
Mê ăn cua sống, người đàn ông choáng váng khi thấy thứ này trong người
Mổ lấy sỏi, bác sĩ choáng váng khi phát hiện có 7 con sán đang sống trong đường mật của nam bệnh nhân.
Sản phụ quá kích buồng trứng hiếm gặp, báo cáo thế giới ghi nhận y văn
Quá kích buồng trứng là nỗi lo của nhân viên y tế và nỗi ám ảnh của các bà mẹ vô sinh. Một ca quá kích buồng trứng rất đặc biệt đã được cứu chữa thành công, sẽ báo cáo thế giới để ghi nhận vào y văn.
Lấy khối u tuyến giáp khổng lồ "đeo bám" trên cổ nữ sinh suốt 4 năm
U tuyến giáp thường lành tính, bướu ác tính chiếm khoảng 5% (ung thư tuyến giáp). U tuyến giáp biểu hiện triệu chứng khi u đã lớn, kích thước to gây chèn ép các cơ quan bên cạnh, ảnh hưởng đến các hoạt động thở và nuốt.
Nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, mang hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là một trong những phẫu thuật khó nhất, phức tạp trong điều trị ung thư đường tiết niệu. Đây là phương pháp điều trị triệt để, mang lại chất lượng tốt, người bệnh hồi phục nhanh và ít đau đớn.
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bệnh thận là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Peptide C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với hạ đường huyết không liên quan với tiểu đường.
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Máy cưa cầm tay, các loại dụng cụ mini như máy cắt, máy bấm đinh, bộ đục… giúp làm việc hiệu quả, tiện dụng ở nhà, nhưng cũng rất dễ bị tai nạn nếu người dùng không cẩn thận.
Ăn thịt xiên nướng, bé gái bị xiên que đâm từ mũi lên hốc mắt
Khi cho trẻ nhỏ ăn gia đình nên hỗ trợ dụng cụ thức ăn (muỗng, nĩa,…) thích hợp, tuyệt đối không để trẻ có thói quen ngậm hoặc đùa giỡn trong khi ăn để tránh các sự cố đáng tiếc.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...