Cỏ đuôi lươn chữa bệnh ngoài da

(khoahocdoisong.vn) - Cỏ đuôi lươn rất quen thuộc với bà con nông dân. Cỏ mọc hoang dại trong các vùng đầm lấy, ao hồ, ven sông suối, ruộng đồng. Toàn cây cỏ đuôi lươn được dùng làm thuốc trị bệnh. Thông thường người ta dùng cỏ đuôi lươn chữa các bệnh nấm kẽ chân, hắc lào, vảy nến, bệnh ngoài da, trị chứng hậu sản.

Cỏ đuôi lươn còn có tên là bồn bồn, điền thông. Tên khoa học Philydrum lanuginosum Banks (Garciana cochinchinensis Lour). Tên là cỏ đuôi lươn vì ngọn và cụm hoa giống đuôi con lươn. Cỏ mọc hoang ở những vùng lầy, ẩm ướt. Hái bộ phận trên mặt đất, phơi khô để dành dùng dần. Khi bị lở loét, sưng đau, dùng cây đuôi lươn giã nát rồi xát vào chỗ sưng đau hoặc nấu thành nước rửa chỗ lở loét. Nếu kết hợp uống trong, lấy cây đuôi lươn 10 – 15g, sắc lấy nước uống trong ngày.

Để chữa bên ngoài nói chung dùng cỏ tươi hoặc khô nấu nước rửa chỗ tổn thương 3 - 4 lần trong ngày. Để trị nấm kẽ chân, cỏ đuôi lươn tươi xay nhuyễn lấy nước cốt, dùng nước này để rửa ngoài kẽ chân bị nấm vài lần mỗi ngày. Những người bị vảy nến, hắc lào, thu hái toàn thân cây cỏ đuôi lươn tươi, rửa kỹ rồi ngâm với nước muối, giã nát, đắp lên vùng da bị bệnh hắc lào, vảy nến vài lần trong ngày. Ngoài ra, để phòng ngừa, điều trị bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh, dùng khoảng 15g cỏ đuôi lươn ở dạng khô, đem sắc lấy nước đặc chia uống vào các buổi sáng, trưa, tối trong ngày.

Lương y Xuân Ba (Hạ Đình, Hà Nội)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top