Bệnh trầm trọng vì không tuân thủ điều trị
Các bác sĩ bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, không tuân thủ điều trị thuốc hít và thực hành sử dụng dụng cụ hít chưa đạt là những vấn đề thường gặp ở người bệnh mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Điều này có thể dẫn đến thất bại trong việc phòng ngừa đợt cấp và đẩy nhanh tốc độ suy giảm chức năng hô hấp.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ thuốc hít trên đối tượng COPD chủ yếu như: người bệnh quên liều, bỏ liều khi cảm thấy khoẻ, ngừng sử dụng thuốc do lo sợ tác dụng phụ, thực hành sử dụng dụng cụ không đúng.Từ đó tăng tỷ lệ bỏ điều trị và diễn biến của bệnh ngày một trầm trọng hơn.Trong đó việc sử dụng không đúng cách là lỗi thường gặp nhất.
Không thở ra đầy đủ: Thở bình thường là sự lặp lại của chu kỳ hít vào – thở ra liên tục. Muốn hít vào tốt và sâu cần thở ra làm trống phổi trước.
Hít sâu giúp thuốc đi vào tận sâu trong phổi: Đường thở rất ngoằn nghèo. Dưới tác động lực hít sâu tạo quán tính giúp hạt thuốc lắng động tại vị trí thích hợp.
Không nín thở sau hít thuốc: Dưới tác dụng của trọng lực, hạt thuốc tiến đến vị trí thích hợp trong phổi cần thời gian để lắng đọng lại. Thở ra ngay lập tức sau hít thuốc sẽ khiến tống các hạt thuốc ra trở lại Do đó, cần nín thở 5 – 10 giây sau hít thuốc hoặc nín thở tùy theo khả năng từng người.
Không súc miệng sau dùng thuốc: Nhiễm nấm do không súc miệng sau dùng thuốc xịt-hít chứa corticoid làm đau miệng, ho và ăn mất ngon. Lưu ý súc miệng với những thuốc: Seretide, Symbicort, Flixotide
Thao tác súc miệng: ngậm nước đưa tới – lui trong miệng, sau đó khò nước rồi nhả ra. Làm ít nhất 3 lần.
Các bác sĩ bệnh viện Nhi TƯ hướng dẫn cách sử dụng dụng cụ trong điều trị hen phế quản |
Những lỗi riêng thường gặp gây mất tác dụng
Bình xịt định liều: Quên lắc trước khi dùng thuốc. Bình thuốc chứa hỗn hợp chất đẩy và thuốc, nên cần lắc thuốc 5 giây trước khi dùng.
Nếu để yên lọ thuốc > 30 phút, hai thành phần trên tách riêng ra gây mất tác dụng chất đẩy giúp tạo hạt thuốc với kích thước thích hợp.
Ngậm không kín ống thuốc: có thể do khó khăn khi phối hợp động tác để hít thuốc. Dẫn đến thoát thuốc ra ngoài khi xịt. Cần khắc phục bằng cách dùng buồng đệm.
Hít thuốc nhanh khiến phần lớn các hạt thuốc va vào thành sau họng mà không đi sâu vào đường thở gây giảm hay mất tác dụng của thuốc. Hít đúng: cần hít chậm và sâu đối với bình xịt định liều.
Bình hít bột khô: Khó khăn khi chuẩn bị thuốc Symbicort: bệnh nhân thường không giữ thẳng đứng dụng cụ khi nạp thuốc.
Hít không đủ lực. Người bệnh cần tạo một lực hít đủ mạnh để sử dụng thuốc, điều này thường gặp khó khăn ở người lớn tuổi.
Khác với bình xịt định liều: bình hít bột khô yêu cầu cần hít mạnh, nhanh và sâu để hạt thuốc đi vào sâu trong đường thở giúp phát huy hiệu quả.
Bình hít hạt mịn cần sự phối hợp động tác để hít thuốc hiệu quả. Tuy nhiên thuốc được giải phóng từ từ nên dễ sử dụng.