Chiêm ngưỡng loài cây "cả đời người" mới đơm hoa một lần
Theo ANTĐ
Trong thế giới tự nhiên, có những loài thực vật ra hoa quanh năm, có những loài lại mất cả chục năm, thậm chí là trăm năm mới thấy nở hoa một lần.
chia sẻ
“Nữ hoàng của dãy Andes” (cây thuộc họ Dứa, có tên gọi là Puya raimondii) là loài thực vật giữ kỷ lục về việc nở hoa muộn nhất khi mất tới 80-150 năm mới ra hoa
Cây "Nữ hoàng của Andes" chỉ được tìm thấy ở hai nước là Peru và Bolivia trên độ cao từ 3.000m đến 4.800 m - nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và đất đai khô cằn. Do đó, nó cần thời gian rất lâu để hấp thụ dinh dưỡng cho việc nở hoa
Khi ra hoa, loài cây này có thể cho cả ngàn bông chứa đến 10 triệu hạt giống. Sau khi phát tán hết hạt giống, "nữ hoàng"… sẽ từ biệt cuộc đời
Hiện nay, các cây con của “nữ hoàng” có nguy cơ chết yểu do bị ăn hoặc bị giẫm đạp bởi gia súc
Có lẽ nhiều người sẽ khá bất ngờ khi biết tre có thể nở hoa, thậm chí là kết quả
Tuy nhiên, tre chỉ nở hoa một lần trong giai đoạn từ 60-100 năm, nên không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng hoa của loài thực vật này
Hoa tre thường nở thành chùm, có màu vàng nhạt. Màu sắc của hoa tre sẽ thay đổi tùy theo từng loài
Tre ra hoa và kết quả - đây cũng là thời khắc cuối cùng của loài cây này bởi sau đó tre sẽ nhanh chóng lụi tàn và không thể hồi sinh
Tại Madagascar (là một đảo quốc trên Ấn Độ Dương) có hơn 170 loài cọ có giá trị to lớn về kinh tế và sinh học. Trong đó, nổi tiếng nhất là cọ Tahina
Tahinal là loài cọ khổng lồ, với chiều cao thân lên tới 20 m, đường kính thân trung bình 0,5 m và đường kính lá khoảng 5 m
Loài cọ này có vòng đời kỳ lạ: Các chùm hoa chỉ xuất hiện sau khi thân đạt tới chiều cao tối đa và sắp xếp theo kiểu cột đèn. Chúng thường nở hoa sau 30-50 năm, một số cây nở hoa sau 100 năm
Điều đặc biệt, cọ Tahina dồn toàn bộ chất dinh dưỡng dự trữ cho quá trình nở hoa. Do đó, sau khi hoa biến thành quả, chúng sẽ gục ngã vì cạn kiệt dưỡng chất. Những bông hoa giống như lời chào vĩnh biệt của chúng đối với cuộc đời
Cọ Talipot cũng là loài cây nở hoa rất muộn khi khoe sắc một lần trong khoảng 30-80 năm
Đợt hoa của cọ Talipot phải lên tới hàng triệu bông. Với số lượng hoa lớn như vậy, cây phải dồn rất nhiều chất dinh dưỡng để kết quả. Khi một cơn mưa đổ xuống, hàng trăm ngàn quả với kích cỡ bằng trái bóng sẽ lìa khỏi cây, đây cũng là lúc cọ Talipot kết thúc cuộc đời mình
Ngôi nhà được xây từ thuyền thùng xoay được 360 độ là một thiết kế độc lạ của người thợ Nguyễn Văn Lượng. Ngôi nhà còn ứng dụng điện thoại di động để điều khiển từ xa ngôi nhà xoay khi chủ đi vắng...
Phú Yên đang ngày càng thu hút các “tín đồ xê dịch” bởi khung cảnh hoang sơ, bình dị. Trong đó, đầm Ô Loan là một điểm check-in mà du khách hầu như không thể bỏ lỡ với vẻ đẹp nên thơ, trữ tình.
Với PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, niềm hạnh phúc nhất đối với bà, đó là đem lại bình an, hạnh phúc cho bệnh nhân. “Có những khoảnh khắc giành giật được sự sống cho bệnh nhân, cả ê kíp òa khóc”.
Theo các chuyên gia, sách khoa học có tính hàn lâm cao, kén độc giả. Tuy nhiên, nên coi đọc sách khoa học không chỉ là một sở thích, mà sách chính là hành trang quan trọng cho mỗi người.
Ngôi làng mà trước kia người dân làm giàu bằng điện thoại, thu nhập 3 ngày bằng người khác "cày" cả năm đã biến thành "thị trấn ma" khi cuộc cạnh tranh giảm giá đã giết chết hàng loạt doanh nghiệp.
“Nhân dân đông đảo đứng hai bên đường đón chào hàng quân chỉnh tề diễu qua… Mắt nhòa lệ, nhất là với những đồng chí đã chiến đấu 60 ngày đêm trong đội quân ‘Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh’ giữ Hà Nội”, ông Tính xúc động nhớ lại.
Quảng Ngãi đang tiến hành thủ tục để thả về rừng 10 cá thể động vật quý hiếm còn sống bao gồm 3 cá thể rùa sa nhân, 1 cá thể cu li nhỏ và 6 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung.
Được mệnh danh là “lá phổi xanh” của miền Đông Nam Bộ, Rừng Mã Đà nguyên sơ, trong lành, ẩn chứa nhiều trải nghiệm lý thú mà du khách ưa khám phá không thể bỏ lỡ khi đến Đồng Nai.
Các chuyên gia địa kỹ thuật đã đưa ra kết quả khảo sát và nhận định ban đầu về nguyên nhân thảm họa Làng Nủ. Cùng với đó, là những dấu hiệu phát hiện sớm và phòng tránh ẩn họa tương tự.
Theo các chuyên gia, lũ bùn đá thường xảy ra trong những đợt mưa lớn, kéo dài nhiều ngày tại các lưu vực suối ở vùng núi, nơi có địa hình dốc, vỏ phong hóa/tầng đất dày. Đây chính là nguyên nhân gây thảm họa ở Làng Nủ.