Chiêm ngưỡng các loài chim khướu mỏ cong độc lạ của Việt Nam
T.B (tổng hợp)
Trong thế giới chim chóc, họ Khướu mỏ cong (Timaliidae) gồm những loài chim đa dạng về kích thước và màu sắc. Một số loài trong họ này có cái mỏ cong vút rất đặc trưng.
chia sẻ
Khướu mỏ cong (Pomatorhinus superciliaris) dài 19-20 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Tây Bắc. Chúng sống ở rừng thường xanh, rừng tre nứa, độ cao 915-2.750 mét. Ảnh: eBird.
Họa mi đất họng trắng (Pomatorhinus gravivox) dài 23-25 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc. Chúng sống ở trảng cỏ, cây bụi, bìa rừng lá rộng thường xanh, khu vực trống trải, độ cao 1.200-2.600 mét.
Họa mi đất mày trắng (Pomatorhinus schisticeps) dài 25-28 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi và cỏ rậm.
Họa mi đất ngực luốc (Pomatorhinus ruficollis) dài 17-20 cm, là loài, không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng thường xanh, rừng tre nứa, cây bụi và cỏ rậm, độ cao 900-2.750 mét.
Họa mi đất mỏ đỏ (Pomatorhinus ochraceiceps) dài 22-23 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, độ cao 200-1.800 mét.
Họa mi đất mỏ ngắn (Pomatorhinus ferruginosus) dài 21-23 cm, là loài, không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, độ cao 915-2.000 mét, thường kiếm ăn theo đàn hỗn hợp.
Họa mi đất mỏ dài (Erythrogenys hypoleucos) dài 25-28 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa, thường di chuyển sát mặt đất.
Khướu đất cánh vằn (Spelaeornis troglodytoides) dài 12-13 cm, là loài định cư, không phổ biến tại Tây Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, độ cao 2.450-2.900 mét, luôn di chuyển gần mặt đất.
Khướu đất họng xám (Spelaeornis kinneari) dài 11-12 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc và phía Tây Bắc của Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng, cây bụi và trảng cỏ gần rừng, độ cao 1.600-2.500 mét, luôn di chuyển gần mặt đất.
Khướu đá mun (Stachyris herberti) dài 18-19 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, thường di chuyển theo đàn nhỏ.
Khướu bụi đầu đen (Stachyris nigriceps) dài 12-14 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, thường kiếm ăn theo đàn hỗn hợp.
Khướu bụi đốm đỏ (Stachyris striolata) dài 16-17 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, cây bụi và trảng cỏ, độ cao 50-1.550 mét, thường di chuyển theo đàn nhỏ.
Khướu bụi đầu đỏ (Cyanoderma ruficeps) dài 12-13 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, độ cao 950-2.200 mét.
Khướu bụi trán hung (Cyanoderma rufifrons) dài 11 - 13 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Trung Bộ. Chúng sống ở bìa rừng, rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi và trảng cỏ.
Khướu bụi vàng (Cyanoderma chrysaeum) dài 10-12 cm, là loài định cư, phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 750-2.600 mét.
Chích chạch má vàng (Mixornis gularis) dài 12-14 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng đầm lầy, rừng ngập mặn, rừng thứ sinh, cây bụi, cỏ dại.
Chích chạch má xám (Mixornis kelleyi) dài 13-14 cm, là loài định cư, đặc hữu Đông Dương, tương đối phổ biến tại Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, độ cao 50-1.165 mét.
Họa mi nhỏ (Timalia pileata) dài 15-17 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến đến không phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng thứ sinh, trảng cỏ, cây bụi.
Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.
Các Vườn quốc gia này không chỉ phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên của châu Á mà còn thể hiện sự đa dạng sinh học và văn hóa độc đáo của từng quốc gia trong khu vực.
Máy bay không người lái Supercam S350 của Nga được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 19-22/12. Với các tính năng tiên tiến, Supercam S350 hứa hẹn tạo đột phá trong quân sự và dân sự.
Trong khi nguồn tài nguyên trên Trái Đất ngày càng cạn kiệt, các nhà khoa học đang tìm kiếm "Trái đất thứ hai". Họ tin rằng, việc biến sao Hỏa thành “Trái Đất thứ hai” là có khả năng.
Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn với đạn tên lửa hành trình diệt hạm Sông Hồng hiện đại do Việt Nam sản xuất thu hút sự quan tâm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 đang diễn ra ở Hà Nội.
Máy bay TP-150 có thể chạy bằng xăng A95 xuất hiện tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hàng không Việt Nam, cho thấy nỗ lực và khát vọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam là điểm nhấn đáng chú ý tại khu vực trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng của lực lượng vũ trang và nhân dân miền Bắc.