Sự cố đào ngầm metro: Cận cảnh người dân di dời tạm thời tránh nguy hiểm
Gia Đạt/TT&CS
Người dân ngõ 7 phố Giang Văn Minh (phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, sau sự cố đào ngầm metro vào chiều 20/2, nhiều căn nhà xuất hiện hàng loạt vết nứt.
chia sẻ
Tối 27/2, nhiều hộ dân sống tại ngõ 7 Giang Văn Minh nhận được thông báo di dời khẩn cấp do xuất hiện vết nứt bất thường trên mặt đất và tường của nhiều ngôi nhà. Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, trong quá trình thi công dự án sử dụng hệ thống quan trắc địa kỹ thuật hiện đại để theo dõi sự dịch chuyển, sụt lún của mặt đất.
Ngày 27/2, số liệu cho thấy một số điểm có độ lún vượt ngưỡng cảnh báo, do đó, theo nguyên tắc an toàn cao nhất, dự án đã quyết định di dời bổ sung 11 hộ dân tại ngõ 7 phố Giang Văn Minh. Trước đó, 4 hộ đã được di dời tạm cư theo kế hoạch ban đầu của dự án.
Dự án đã phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức họp với các hộ dân để trao đổi, thống nhất phương án di dời những hộ bị ảnh hưởng. Dự án sẽ hỗ trợ mỗi hộ 16 triệu đồng để ổn định đời sống trong quá trình tạm cư.
Trong thời gian các hộ gia đình tạm cư, dự án sẽ tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và có các giải pháp gia cố nền đất để đảm bảo an toàn cho các công trình liên quan. Quá trình này dự kiến kéo dài khoảng 1 tháng. Ngay khi phát hiện dấu hiệu ảnh hưởng, đơn vị bảo hiểm đã khảo sát, đánh giá và thống kê để thực hiện bồi thường cho những nhà dân bị thiệt hại.
Quá trình này dự kiến kéo dài khoảng 1 tháng. Ngay khi phát hiện dấu hiệu ảnh hưởng, đơn vị bảo hiểm đã khảo sát, đánh giá và thống kê để thực hiện bồi thường cho những nhà dân bị thiệt hại. Dự án tiếp tục giám sát tình hình, lấy ý kiến người dân và phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo an toàn, minh bạch trong quá trình xử lý sự cố.
Anh Hùng (ở ngõ 7 phố Giang Văn Minh), tỏ vẻ lo ngại cho biết vào chiều 27/2, nhiều người dân sống tại ngõ 7 Giang Văn Minh họp với nhà thầu để trao đổi về phương án khắc phục sau sự cố phun trào bùn. Tuy nhiên, trong cuộc họp mọi người không được thông báo về việc sẽ phải di tản.
Theo anh Hùng, gần 20h ngày 27/2, nhiều gia đình sống trong ngõ này bất ngờ nhận được thông báo phải di tản ngay trong đêm khiến mọi người cảm thấy bất an, lo lắng. "Việc bùn phun trào đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều gia đình nay lại phải di tản để đảm bảo an toàn khiến chúng tôi càng thêm lo lắng. Cả đêm qua tôi rất lo ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng kết cấu về sau này, không biết ở lâu dài sẽ như thế nào", anh Hùng bộc bạch.
Bà Cao Thị Bình sống tại số nhà 20, ngõ 7 phố Giang Văn Minh cho biết, khoảng 20h ngày 27/2, các gia đình sống từ số 16 đến 28 nhận được thông báo phải tạm di tản để đảm bảo an toàn. Ngay trong đêm, bà Bình và mọi người trong nhà chuẩn bị đồ đạc cần thiết và đưa cụ già 95 tuổi đến nhà người thân ở tạm.
Bà Nguyễn Thị Huệ (sống tại ngõ 7 Giang Văn Minh) bày tỏ, về lâu dài các vết nứt có thể ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Mặc dù rất ủng hộ việc thi công đường sắt đô thị nhưng bà Huệ mong muốn các đơn vị thi công cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân.
10h ngày 7/3, robot đào hầm TBM "Thần tốc" đã xuyên qua lòng đất tiến thẳng vào ga S10-Cát Linh, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thi công tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội.
Mặc dù có nhiều biển cấm đổ rác, nhưng người dân vẫn bất chấp lệnh cấm. Để phát hiện, xử lý hành vi đổ trộm rác thải, 4 quận ở Hà Nội sẽ lắp camera phạt nguội.
Sau khi chuyển tới thôn 3, xã Ea Khăl, vợ chồng Tuấn - Nhớ luôn "ẩn mình". Chỉ đến khi vụ lừa đảo tu tập "đắc đạo thành tiên" bị phanh phui, công an tới khám xét, người dân mới biết.
Biệt thự của MC Thanh Mai nằm trong một khu dân cư cao cấp tại quận 9, TP HCM, rộng 800m2. có gam màu trắng chủ đạo, sở hữu cảnh quanh đẹp và yên tĩnh.
Được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh tại nước ta, thanh long tại các chợ dân sinh có giá trung bình vài chục nghìn đồng mỗi kg, song có thời điểm rớt giá chỉ còn vài nghìn đồng/kg tại vườn.