Cháo thuốc trị liệu tiểu đường

(khoahocdoisong.vn) - Trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của y học cổ truyền có những món ăn - bài thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết.

Bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Để phòng chống căn bệnh này, ngoài việc nghiên cứu và sử dụng các thuốc y học hiện đại mới, người ta cũng chú trọng tìm trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của y học cổ truyền trong đó có những món ăn - bài thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết.

Cháo địa hoàng hoa:  Địa hoàng hoa 9g, gạo tẻ 100g, hai thứ đem nấu nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường thuộc thể can thận âm hư.

Cháo hoài sơn: Hoài sơn làm sạch thái miếng phơi khô xay bột hoặc dùng bột hoài sơn tươi 60g, ý dĩ 30g, nấu cháo ăn hàng ngày hoặc dùng làm đồ điểm tâm.

Cháo sinh địa + mạch môn: Sinh địa 6g, mạch môn 6g, cát căn 6, thiên hoa phấn 6g, ngũ vị tử 1,8g, cam thảo 2,1g, gạo tẻ 30g, tất cả đem nấu thành cháo ăn hàng ngày hoặc dùng làm đồ điểm tâm.

 Canh atiso lá lách lợn:  Hoa atiso 50g, ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa atiso và ý dĩ giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào bát đem hấp cách thuỷ, khi chín chế đủ gia vị, ăn nóng. Cần ăn liên tục 3 - 4 liệu trình, mỗi liệu trình 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 5 ngày. Công dụng: Kiện tỳ dưỡng huyết, bình can nhuận mật, giáng đường huyết.

Cháo đẳng sâm + sinh thạch cao: Sinh thạch cao 9g, tri mẫu 6g, đẳng sâm 4,5g, cam thảo 3g, gạo tẻ một nắm, nấu thành cháo ăn hàng ngày.

Bột tụy lợn: Tụy lợn (lá mía) 250g, hoài sơn 120g, thiên hoa phấn 120g. Tán hoài sơn và thiên hoa phấn thành bột, giã nát tụy lợn rồi trộn với bột thuốc làm thành viên, mỗi lần lấy 9g nấu chín ăn, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 15-20 ngày.

Canh kén tằm + tụy lợn: Kỷ tử 15g, kén tằm 9 cái, tụy lợn (lá lách), nấu chín ăn.

Cháo hoài sơn + Hoàng kỳ: Hoàng kỳ 30g, hoài sơn 60g, sắc kỹ hoàng kỳ lấy nước rồi cho hoài sơn vào nấu thành cháo, ăn trong ngày.

Bột thuốc hỗn hợp: Bột hoài sơn sống 30g, thiên hoa phấn 15g, tri mẫu 15g, bột kê nội kim sống 10g, ngũ vị tử 10g, bột sắn dây 10g, hoàng kỳ 20g. Trước tiên đem hoàng kỳ, tri mẫu và ngũ vị tử sắc kỹ với 500 ml nước, lấy 300 ml bỏ bã, tiếp đó cho các vị còn lại vào, đun thành dạng bột sền sệt, mỗi lần uống 100, mỗi ngày uống 3 lần.

Cá diếc hấp chè xanh: Cá diếc sống 500g, chè xanh 10g, làm sạch cám, cho chè xanh vào bụng rồi đem hấp cách thủy ăn, không gia vị.

Chè mộc nhĩ + ngọc trúc: Mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) 15g, ngọc trúc 25g, đường phèn 25g, ngâm ngân nhĩ cho nở, rửa sạch, nấu chung với ngọc trúc và đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày.

Thịt lợn nấu thiên hoa phấn: Râu ngô 90g, thiên hoa phấn 30g, thịt lợn nạc, nấu canh ăn.

Bột thuốc kim tiền thảo: Kim tiền thảo 30g, đẳng sâm sao 12g, hoàng kỳ sống 12g, ngọc trúc 12g, kỷ tử căn 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, thiên hoa phấn 12g, tất cả sấy khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 10g với nước sôi để nguội.

BS Khánh Hiển (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top