Cao tốc Bến Lức – Long Thành ách tắc do đâu?

(khoahocdoisong.vn) - Sau hơn 5 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư đã đạt 74% tiến độ. Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, dự án đang rất khó khăn về vấn đề vốn giải phóng mặt bằng và vốn xây lắp.

Tiền có, nhưng không bố trí được

Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 58km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỷ đồng, nối huyện Bến Lức, Long An với huyện Long Thành, Đồng Nai. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2018.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2019, các nhà thầu gói J1 và J3 đã có nhiều thư khiếu kiện về việc chủ đầu tư chậm thanh toán, yêu cầu chi trả bổ sung các chi phí có liên quan. Đặc biệt, nhà thầu gói J3 đã dừng thi công từ ngày 20/9/2019, gói thầu J1 dừng thi công từ ngày 28/10/2019. Nguyên nhân là do VEC không bố trí được nguồn vốn trả cho nhà thầu theo hợp đồng.

Dự án đường cap tốc Bến Lức - Long Thành đang đứng trước nguy cơ phải dừng thi công.

Dự án đường cap tốc Bến Lức - Long Thành đang đứng trước nguy cơ phải dừng thi công.

Theo văn bản của VEC, gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, từ tháng 7/2019 đến nay, dự án bị đình trệ do không được bố trí vốn giải phóng mặt bằng và vốn xây lắp đường cao tốc. Cụ thể, đầu tháng 2/2020, đơn vị tư vấn giám sát C5 ở dự án này ước tính các chi phí phát sinh ở gói thầu J1 - xây dựng cầu Bình Khánh (bắc qua sông Soài Rạp nối Nhà Bè và Cần Giờ) và gói thầu J3 xây dựng cầu Phước Khánh (bắc qua sông Lòng Tàu nối Cần Giờ - TPHCM và huyện Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai) vào khoảng 70 triệu USD.

Theo đó, ngân sách phải bồi thường cho hai nhà thầu J1 và J3 số tiền trên do chi phí kéo dài thời gian hợp đồng và chi phí chờ đợi của nhà thầu vì chưa được cấp vốn thi công. Để giảm tối đa các rủi ro về pháp lý và nguy cơ thiệt hại kinh tế nhà nước, VEC kiến nghị phương án tạm dừng thi công tất cả các gói thầu do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Đồng thời, VEC cũng kiến nghị tạm dừng hợp đồng thi công các gói thầu do ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, trong trường hợp các thủ tục pháp lý thực hiện dự án chưa tháo gỡ được các vướng mắc và các nhà thầu không còn nguồn lực.

Về nguyên nhân thiếu vốn, theo VEC, do đơn vị này chưa hoàn thành tái cơ cấu tài chính, nguồn vốn đầu tư 5 dự án. Vì vậy, nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội đã quyết nghị "giao Chính phủ chưa phân bố nguồn vốn nước ngoài cho VEC", và tại nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 15-7-2019 của Chính phủ cũng quyết nghị "chưa giao kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án VEC làm chủ đầu tư".

Ngoài ra, trong giai đoạn bắt đầu kế hoạch 2019, sau khi chuyển giao VEC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước lại chưa xác định được Bộ GTVT hay Ủy ban Quản lý vốn nhà nước là cơ quan chủ trì đăng ký tiếp nhận, giao kế hoạch vốn đầu tư công.

Do đó, các dự án của VEC chưa được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước năm 2019. Do thiếu vốn, VEC vừa nợ các nhà thầu thi công xây lắp công trình, và vừa không có tiền chi trả công tác giải phóng mặt bằng cho 57 hộ dân tại TPHCM, Đồng Nai. Từ đó làm phát sinh nhiều khiếu kiện từ các hộ dân và một phần dự án chậm nữa do phải xử lý nền đất yếu làm cao tốc.

Cũng theo VEC, hiện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã chấm dứt khoản vay 170 triệu USD vì thời gian kết thúc hiệp định vay vào ngày 30/10/2019. 

Thiệt hại không chỉ là con số

Về vấn đề này, đại diện Bộ GTVT, kế hoạch của VEC về nhu cầu vốn cho các dự án năm 2019-2020 là 121,5 tỷ đồng vốn đối ứng và 298,5 tỷ đồng vốn vay nước ngoài. Với phần vốn vay nước ngoài, Nghị quyết 71/2018 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chưa giao vốn cho VEC. Vì vậy, từ tháng 9/2019, Bộ GTVT đã có hai văn bản báo cáo Thủ tướng bố trí nguồn vốn để triển khai các dự án đường cao tốc do VEC quản lý.

Bộ Giao thông vận tải cũng có văn bản gửi Bộ KH-ĐT đề xuất giao vốn ngân sách trung ương năm 2019 cho các dự án do các tập đoàn, tổng công ty thực hiện. Đồng thời đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (VEC - chủ đầu tư đường cao tốc Bến Lức - Long Thành là công ty trực thuộc ủy ban này) báo cáo Thủ tướng đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội tháo gỡ.

Về vốn đối ứng, kế hoạch năm 2019 cũng chưa giao vốn do vướng văn bản số 2393/TTg-KTTH năm 2015 của Thủ tướng về vốn điều lệ của VEC. Văn bản này chỉ đạo: "Đồng ý về chủ trương điều chỉnh vốn điều lệ của VEC đến năm 2019 là 72.602 tỷ đồng. Giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quyết định cụ thể việc điều chỉnh vốn điều lệ của VEC và hướng dẫn hạch toán tăng vốn theo quy định". Trong khi đó, nếu chiếu theo quy định mới của nghị quyết 50/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ thì không còn phù hợp, nên việc giao vốn bị ách lại.

Trong báo cáo gửi Bộ KHĐT ngày 17/2/2020, ông Trần Văn Tám - Tổng Giám đốc VEC - cho biết, việc chưa xử lý dứt điểm xác định cơ quan chủ quản, thẩm quyền quyết định đầu tư và việc chưa được giao kế hoạch vốn đầu tư công đã dẫn đến các dự án đường bộ cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi không hoàn thành đúng tiến độ, kéo dài thời gian thi công, phát sinh nhiều khiếu kiện, khiếu nại làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư dự án.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành sau khi hoàn thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TPHCM. Tuyến đường sẽ nối trực tiếp với mạng cao tốc, quốc lộ, với hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai - Bến Đình và với sân bay quốc tế Long Thành (sắp xây dựng). Ngoài ra, dự án cũng rút ngắn hành trình từ tỉnh Long An đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại. 

Do đó, dự án này được khẳng định sẽ thúc đẩy phát huy hiệu quả đầu tư các khu công nghiệp, cảng biển và tạo thành một phần của tuyến hành lang kinh tế phía Nam thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng từ Bangkok (Thái Lan) qua Phnom Penh (Campuchia), TPHCM, Vũng Tàu. 

Dự án đình trệ không chỉ là câu chuyện làm đội vốn, phát sinh khiếu nại, khiếu kiện, mà mục tiêu chiến lược đặt ra về kết nối giao thông cũng rơi vào bế tắc.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top