Thiết bị được thiết kế dựa trên nền tảng đo lường đáp ứng điện da ở cổ tay với cảm biến Galvanic Skin Response hay phương pháp Electrodermal activity – đo độ dẫn điện da có khả năng phát hiện các cơn co giật tiềm ẩn, mang lại hiệu quả cao so với phương pháp điện đồ não.
Thiết bị giúp cảnh báo sớm các cơn co giật động kinh
Ngoài ra, ngay khi có sự tăng/giảm đột ngột của 1 trong 2 giá trị (nhịp mạch, nhiệt độ) và độ đáp ứng điện da so với trạng thái ổn định của bệnh nhân, cảnh báo sẽ kích hoạt, gửi tín hiệu đến Smartphone của người chăm sóc qua đường truyền bluetooth và ứng dụng Sei-Tracker (do nhóm tự thiết kế).
Với sản phẩm này, người dùng có thể chẩn đoán, phát hiện sớm cơn co giật bằng cách kết hợp 3 số liệu cảm biến: Thân nhiệt, nhịp mạch, độ đáp ứng điện da.
Nhóm tác giả cho biết, ưu điểm của thiết bị là sử dụng phương pháp đo thân nhiệt ở tai bằng cảm biến hồng ngoại (độ chính xác cao); truyền dữ liệu và cảnh báo đến người chăm sóc thông qua mạng không dây trong thời gian ngắn; thiết bị đeo tay dễ sử dụng…
T.Hà