<p><img alt="Cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa" src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/03/gioi-thieu-san-pham(1).jpg" /></p> <div>Tuy nhiên, Hà Nội vẫn cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất để bảo đảm cung ứng ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao.</div> <div> <p>Nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”, những năm qua, Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình hợp tác, liên kết và ký kết các biên bản ghi nhớ với hơn 50 tỉnh, thành phố trong cả nước.</p> <p>Các hoạt động hợp tác xúc tiến, kết nối giao thương với các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Bắc Kạn, Trà Vinh, Đồng Tháp… đã tạo ra nhiều cơ hội liên kết hợp tác kinh tế cũng như định hướng phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô, chủ động đẩy mạnh khai thác thế mạnh của các địa phương, thúc đẩy tiêu thụ qua hệ thống phân phối của Hà Nội.</p> <p>Trong giai đoạn 2016-2018, Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức 2 hội nghị, 28 hoạt động giao thương kết nối sản phẩm trái cây, nông sản thực phẩm, hoa các loại...; 18 tuần lễ trái cây, nông sản; ký kết gần 1.000 biên bản ghi nhớ; đã có trên 500 sản phẩm mới được các nhà phân phối của Hà Nội kết nối, tiêu thụ vào kênh phân phối trên địa bàn thành phố và hệ thống phân phối trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Hà Nội chủ động trong công tác kết nối sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng nông - lâm - thủy sản với 21 tỉnh, thành phố.</p> <p>Trong 10 tháng qua, các sản phẩm nông - lâm - thủy sản của các tỉnh cung cấp về Hà Nội như: Điện Biên cung cấp khoảng 75 tấn rau củ; Vĩnh Phúc cung cấp khoảng 3.850 tấn rau củ, 95 tấn gia cầm, 800 tấn thịt lợn, khoảng 160 tấn thủy sản; Hòa Bình cung cấp khoảng 340 tấn rau các loại, 330 tấn cá sông Đà…</p> <p>Ngoài tổ chức các hội nghị, sự kiện kết nối, TP. Hà Nội đã hỗ trợ doanh nghiệp 46 tỉnh, thành phố đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối tại nước ngoài tiêu thụ như Aeon (Nhật Bản), Lottemart (Hàn Quốc); Central Group (Thái Lan); Chợ đầu mối Rungis (Pháp)… Qua đó, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu.</p> <p>Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhiều địa phương đã chủ động đề xuất các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm, qua đó giúp doanh nghiệp chủ động được sản lượng và thị trường tiêu thụ, khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá”.</p> <p>Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã cùng Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội và doanh nghiệp bán lẻ ở Thủ đô hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm đạt tiêu chuẩn khi tiêu thụ trong hệ thống bán lẻ hiện đại.</p> <p>Có thể thấy, các hoạt động kết nối cung - cầu giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp địa phương, đáp ứng hàng hóa cho thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, dù nhiều sản phẩm có thế mạnh của địa phương được các đơn vị phân phối lớn của Hà Nội đưa vào kênh tiêu thụ hiện đại, nhưng đến nay vẫn còn ít doanh nghiệp làm đầu mối mua hàng hóa cho nông dân, cơ sở sản xuất, nên khi cần lượng hàng lớn với chất lượng bảo đảm đều gặp khó khăn.</p> <p>Bên cạnh đó, các hộ, hợp tác xã sản xuất hàng hóa, nông sản vẫn theo tập quán truyền thống, nhiều loại nông sản chưa đáp ứng các yêu cầu về thủ tục giấy tờ đăng ký, kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán, mẫu mã, bao bì sản phẩm; sự liên kết, kết nối giữa các cơ sở, đơn vị sản xuất với doanh nghiệp phân phối chưa thường xuyên. Đặc biệt, việc hỗ trợ nắm bắt nhu cầu về cung - cầu trên thị trường của các doanh nghiệp, địa phương chưa kịp thời… dẫn đến một số mặt hàng cung vượt cầu, ảnh hưởng đến giá cả, tiêu thụ.</p> <p>Do đó, để hoạt động liên kết, kết nối cung - cầu hàng hóa thời gian tới đạt kết quả tốt hơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đề nghị, các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo sản xuất nông sản bền vững theo quy hoạch định hướng các vùng phát triển sản xuất, chăn nuôi, thủy sản; sản xuất, cung ứng hàng hóa theo nhu cầu thị trường;</p> <p>Đặc biệt cần đẩy mạnh xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, HACCP, sản xuất hữu cơ… Chuẩn hóa quy trình sản xuất cho các chuỗi để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu.</p> <p> </p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa
Có thể thấy, các hoạt động kết nối cung-cầu giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho thị trường Hà Nội.
Người Việt mạnh tay chi tiền vì những trái cây nhập khẩu giá rẻ này
Trái cây nhập khẩu từng được coi là "xa xỉ phẩm", chỉ xuất hiện tại các cửa hàng cao cấp với giá thành đắt đỏ. Tuy nhiên hiện nay nhiều loại trái cây nhập khẩu có mẫu mã đẹp, giá rẻ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, lùng mua.
Nho trái tim giá hơn 2 triệu đồng/chùm
Gần đây, nho trái tim xuất xứ từ Nhật Bản, được một số cửa hàng trái cây nhập về bán, với giá hơn 2 triệu đồng cho một chùm 600 - 800g.
Nghi vấn nồi chiên không dầu Xiaomi thu thập dữ liệu người dùng
Một báo cáo mới đây từ tổ chức Which? (Anh) đã đưa ra cảnh báo an ninh nghiêm trọng đối với chủ sở hữu ba thương hiệu nồi chiên không dầu phổ biến.
PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác vì sự phát triển bền vững
Ngày 11/11/2024, tại trụ sở PVFCCo, Ban lãnh đạo PVFCCo và PV GAS đã có buổi làm việc, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tình hình cung cấp khí, nguồn khí, giá khí năm 2024, định hướng triển khai cho hợp đồng mua bán khí năm 2025.
MWG thu về 11.600 tỷ trong tháng 10 nhờ bán iPhone 16
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) ước tính, trong tháng 10/2024, công ty mang về doanh thu 11.600 tỷ đồng, tương đương tháng 9/2024 và tăng trưởng gần 4% so với tháng 10/2023.
Máy bào sợi rau củ quả đa năng giá rẻ... thành bỏ đi
"Hàng không như quảng cáo, nhựa ọp ẹp như đồ chơi, bào được 1 lần gãy ngay tay quay...", chị Hương bày tỏ khi mua máy nạo thái rau củ bằng tay giá 78.000 đồng.
Nho sữa Trung Quốc chứa chất trừ sâu, người tiêu dùng Việt hoang mang
Mới đây, Thái Lan phát hiện 23/24 mẫu nho Trung Quốc chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép, trong đó có nho sữa Shine Muscat. Tại thị trường Việt Nam, loại nho này đang được bán với giá chỉ từ 50.000 - 80.000 đồng/kg.
Chiều 7/11, giá xăng RON 95 tăng lên gần 21.000 đồng/lít
Chiều ngày 7/11, giá xăng E5 RON 92 tăng 336 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 351 đồng/lít, dầu diesel và dầu hỏa cùng tăng, riêng dầu mazut giảm nhẹ.
Cam sành rớt giá thảm chỉ còn 2.000 đồng/kg
Giá cam sành đang lao dốc, hiện ở mức 2.000 đồng/ký khiến nông dân gặp nhiều khó khăn, lỗ nặng.
Mỳ chính không minh bạch nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mỳ chính (bột ngọt) được san chia, sang chiết, đóng gói lại từ các bao mỳ chính Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, để bán cho người tiêu dùng Việt Nam trên toàn quốc.