Cần dự phòng phát hiện sớm bệnh khiến gần 200 nghìn người Việt tử vong mỗi năm

Các chuyên gia tim mạch cho hay, đại đa số bệnh tim mạch thời gian đầu diễn biến âm thầm, không có dấu hiệu để cảnh báo nên đa số ai cũng có thể mắc. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng: không nên đợi có dấu hiệu bệnh lý rõ rồi mới tới y tế cơ sở để khám, cần phải chú ý khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc bệnh sớm để khống chế và kiểm soát kịp thời...

Có người mới 20 - 30 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, cùng với các bệnh không lây nhiễm khác, bệnh tim mạch ngày càng gia tăng trên toàn cầu và tại Việt Nam. Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới cho hay bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn cầu, thường do rối loạn chức năng tim và các bệnh mạch vành gây ra. 

Tại Việt Nam bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% số ca tử vong hàng năm. Được đánh giá là một trong bốn loại bệnh không lây nhiễm thường gặp, nhưng lại có số ca tử vong, người mắc bệnh ngày càng nhiều, các bệnh lý về tim mạch đang là mối đe doạ với sức khỏe của người Việt Nam.

Các chuyên gia tim mạch cho hay hiện chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trong cộng đồng, nhưng thực tế bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng với gần 200 nghìn người tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, cứ ba ca tử vong thì có một ca do bệnh tim mạch.

Tại Viện Tim mạch Quốc gia, số lượng bệnh nhân được điều trị bằng kỹ thuật tim mạch can thiệp hiện đang tăng với tốc độ trung bình 10 - 20%  mỗi năm. Năm 2018, Viện Tim mạch Quốc gia can thiệp tim mạch cho hơn 12.300 ca, nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, trong đó trên 50% là bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.

“Trong số các bệnh lý tim mạch, bệnh động mạch vành và đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn phế nhiều nhất. Trước đây, bệnh lý mạch vành, động mạch não, bệnh động mạch ngoại biên thường gặp ở người cao tuổi  nhưng hiện nay ngày càng trẻ hóa. Thậm chí, gần đây Viện Tim mạch đã tiếp nhận có những bệnh nhân nhồi máu cơ tim rất trẻ, từ 20 - 30 tuổi…” - PGS.TS Phạm Mạnh Hùng cho biết.

Điều đáng báo động là tình trạng tử vong do các bệnh tim mạch chủ yếu xuất phát từ người bệnh khi họ không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Làm gì để phòng ngừa bệnh lý tim mạch?

Lời khuyên đầu tiên của chuyên gia y tế là cần khám sức khỏe định kỳ để biết được sớm những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bởi các bệnh lý tim mạch đa số không có biểu hiện và diến biến âm thầm do đó bắt buộc phải sàng lọc và ai cũng có thể mắc bệnh lý, không trừ ở lứa tuổi, giới tính.

Các khuyến cáo cho thấy, bệnh nhân cần nhớ chỉ số huyết áp, số đo chiều cao cân nặng cũng như nhớ tuổi của mình. Sau khi khám có các dấu hiệu nguy cơ các bác sĩ sẽ chỉ định khám sàng lọc kỹ, chuyên sâu hơn xem có bị các biến cố tim mạch nào chưa. Hoặc khi người bệnh có các biểu hiện bất thường như khó thở, đau ngực, thay đổi huyết áp, đánh trống ngực… thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.

Tai Việt Nam, thời gian qua việc triển khai các giải pháp phòng chống bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, trong đó có bệnh tim mạch đã được thực hiện bằng nhiều chương trình, hình thức khác nhau, đặc biệt là chương trình Sức khoẻ Việt Nam đã và đang được triển khai. 

Cùng với hệ thống y tế công lập, để nâng cao chất lượng dự phòng và điều trị trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tháng 10/2019, Tập đoàn TH đã khởi công khu Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical, với một trong 5 điểm nhấn là Trung tâm Y tế Dự phòng và Chẩn đoán sớm - E Prevention Center. 

Chip điện tử sẽ thu thập thông tin về sức khỏe của mỗi người tham gia, số hóa các chỉ số này về trung tâm thông tin bệnh viện.

Chip điện tử sẽ thu thập thông tin về sức khỏe của mỗi người tham gia, số hóa các chỉ số này về trung tâm thông tin bệnh viện.

GS.BS Komatsumoto Satoru, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Nhật Bản - Giám đốc điều hành khu Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical cho biết, điểm nổi bật của Trung tâm là có chức năng chẩn đoán sớm thông qua chip điện tử. Con chip này được cấp cho các thành viên (bệnh nhân, hoặc người không có bệnh quan tâm tới chăm sóc sức khỏe). Chip điện tử sẽ thu thập thông tin về sức khỏe của mỗi người tham gia, số hóa các chỉ số này về trung tâm thông tin bệnh viện. Thông tin được đưa vào hệ thống phân tích bằng công nghệ và máy móc hiện đại nhất theo dõi, cảnh báo cho người bệnh về nguy cơ tiềm ẩn đối với một số bệnh nan y, mãn tính như: ung thư, tiểu đường, huyết áp, tim mạch…

Như vậy, trong tương lai, các bệnh nhân có thêm một địa chỉ tin cậy để khám định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh tim mạch. Đây cũng là chuyên khoa được đầu tư mạnh mẽ nhất. TH Medical tập hợp một đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế uy tín, kết hợp với công nghệ 4.0 trong tầm soát bệnh sẽ là điểm nhấn của y tế Hà Nội, sẵn sàng phục vụ bệnh nhân cả trong và ngoài nước.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch

Theo các chuyên gia tim mạch, bất kể ai cũng có thể bị bệnh tim mạch. Bệnh không có nguyên nhân trực tiếp như bệnh nhiễm trùng mà nó là tập hợp các yếu tố nguy cơ để dẫn tới bệnh tim mạch trong đó tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ rất mạnh dẫn tới các bệnh lý tim mạch.

 Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch, bị béo phì, hút thuốc lá, rượu bia, ăn nhiều mỡ, lười vận động, căng thẳng... là các yếu tố thường đi thành chùm, thúc đẩy nhau khiến bệnh lý tim mạch do càng dễ xảy ra.

Phối cảnh dự án Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical.

 Phối cảnh dự án Tổ hợp Y tế và Chăm sóc sức khỏe Công nghệ cao TH Medical.

Theo Đời sống
back to top