Cận cảnh Tê tê khổng lồ tái xuất sau 25 năm tuyệt tích

Tê tê khổng lồ ở Tây Phi xuất hiện trở lại sau 25 năm vắng bóng là một dấu hiệu tích cực, tạo động lực cho công tác bảo tồn động vật hoang dã trên toàn thế giới.
Te te khong lo tai xuat than ky sau 25 nam tuyet tich
Trong một cuộc khảo sát tại Công viên Quốc gia Niokolo-Koba, các nhà khoa học đã bất ngờ phát hiện ra một cá thể tê tê khổng lồ (Smutsia gigantea) - sinh vật được coi là đã tuyệt chủng tại Senegal từ năm 1999.
Te te khong lo tai xuat than ky sau 25 nam tuyet tich-Hinh-2
Tê tê, với tên gọi "pengguling" trong tiếng Malaysia, nghĩa là "người cuộn tròn", được biết đến với khả năng cuộn tròn cơ thể như một cơ chế phòng thủ.
Te te khong lo tai xuat than ky sau 25 nam tuyet tich-Hinh-3
Tê tê khổng lồ, loài lớn nhất trong số 8 loài tê tê, có thể dài tới 1,2 mét và là một trong những loài bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng.
Te te khong lo tai xuat than ky sau 25 nam tuyet tich-Hinh-4
Do vảy và thịt tê tê được đánh giá cao vì các đặc tính chữa bệnh trong nhiều nền văn hóa, loài này đã trở thành mục tiêu của nạn săn bắt và buôn bán bất hợp pháp. Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng, đặc biệt là tê tê khổng lồ ở Tây Phi và Trung Phi.
Te te khong lo tai xuat than ky sau 25 nam tuyet tich-Hinh-5
Phát hiện này mang lại hy vọng mới cho công tác bảo tồn loài tê tê ở Tây Phi.
Te te khong lo tai xuat than ky sau 25 nam tuyet tich-Hinh-6
Alain DT Mouafo, thành viên Nhóm chuyên gia về tê tê của IUCN, nhấn mạnh: "Cảnh tượng này mang lại tia hy vọng cho sự sống sót của tê tê khổng lồ ở Tây Phi và có thể được sử dụng để nâng cao nhận thức cộng đồng về hoàn cảnh bị săn bắt của tê tê tại đây nói riêng và thế giới nói chung".
Te te khong lo tai xuat than ky sau 25 nam tuyet tich-Hinh-7
Việc phát hiện tê tê khổng lồ ở Senegal nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm kê đa dạng sinh học có hệ thống và giá trị của các khu bảo tồn rộng lớn ở Tây Phi.
Te te khong lo tai xuat than ky sau 25 nam tuyet tich-Hinh-8
Cuộc chạm trán đầy bất ngờ với tê tê khổng lồ sau 25 năm vắng bóng là một dấu hiệu tích cực, tạo động lực cho các nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã và duy trì đa dạng sinh học.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh loài sinh vật ở Việt Nam có chất lỏng siêu đắt đỏ.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top