Cận cảnh loài ếch trông như sinh vật ngoài hành tinh của Việt Nam
T.B (tổng hợp)
Dù có vẻ ngoài không mấy hấp dẫn, loài động vật lưỡng cư này lại được săn bắt để làm đặc sản ở nhiều nơi vì thịt của chúng có hương vị rất "tinh tế".
chia sẻ
Thuộc họ Nhái bầu (Microhylidae), nhái lưỡi (Glyphoglossus molossus) là một loài lưỡng cư kỳ lạ phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và các quốc gia lân cận gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar. Ảnh: Thai National Parks.
Khi trưởng thành, các cá thể nhái lưỡi đạt đến chiều dài 7 cm. Chúng có ngoại hình rất dễ nhận biêt với tỷ lệ đầu đối với thân mình rất chênh lệch: Phần đầu nhỏ tương phản với phần thân lớn. Ảnh: Pentti Linkola Stan / Twitter.
Loài lưỡng cư này có khả năng phình to cơ thể như một quả bong bóng. Vì vậy là trong tiếng Anh đôi khi chúng được gọi là "balloon frog", nghĩa là "ếch bong bóng". Ảnh: Wikipedia.
Da nhái lưỡi xù xì, mặt lưng màu đen xám, lấm chấm vàng nhạt, trong khi bụng màu mỡ gà. Ảnh: Thai National Parks.
Môi trường sống tự nhiên của chúng là các hệ sinh thái cận nhiệt đới và nhiệt đới như rừng rậm, đồng cỏ ẩm, đất ngập nước, các khu vườn nông thôn, ao tạm thời... Ảnh: Thai National Parks.
Vào mùa khô, ếch lưỡi đào hang và vùi mình trong đất ẩm trong nhiều tháng. Đến mùa mưa chúng mới trồi lên mặt đất để bắt cặp và sinh sản. Ảnh: iNaturalist.
Nhái lưỡi cái đẻ trứng trong những vũng nước đọng hoặc ao và mương. Mỗi lần chúng đẻ từ 200–300 trứng. Ảnh: Clasbio.ru.
Ở một số địa phương, nhái lưỡi được săn bắt với số lượng lớn để làm thức ăn trong mùa sinh sản. Ảnh: Pentti Linkola Stan / Twitter.
Ở Thái Lan, chúng là thực phẩm quen thuộc, được coi là một món ngon truyền thống có hương vị tinh tế. Ảnh: Real Monstrosities.
Do bị đánh bắt quá mức, các quần thể tự nhiên của loài lưỡng cư này đã bị suy giảm nghiêm trọng ở nhiều nơi. Sự suy thoái của môi trường khiến số phận của chúng lại càng trở nên mong manh. Ảnh: Real Monstrosities.
Trước thực trạng này, các dự án bảo tồn đã được thực hiện ở Thái Lan để nhân giống và thả nhái lưỡi vào môi trường sống tự nhiên. Ảnh: Joel Sartore.
Trong sách đỏ IUCN, nhái lưới được xếp vào diện Sắp bị đe dọa. Ảnh: Pentti Linkola Stan / Twitter.
Mời quý độc giả xem video: Xác định được loài Cua gây Ngộ Độc ở Thanh Hoá | Thời Sự VTV1.
Ngôi nhà được xây từ thuyền thùng xoay được 360 độ là một thiết kế độc lạ của người thợ Nguyễn Văn Lượng. Ngôi nhà còn ứng dụng điện thoại di động để điều khiển từ xa ngôi nhà xoay khi chủ đi vắng...
Phú Yên đang ngày càng thu hút các “tín đồ xê dịch” bởi khung cảnh hoang sơ, bình dị. Trong đó, đầm Ô Loan là một điểm check-in mà du khách hầu như không thể bỏ lỡ với vẻ đẹp nên thơ, trữ tình.
Với PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, niềm hạnh phúc nhất đối với bà, đó là đem lại bình an, hạnh phúc cho bệnh nhân. “Có những khoảnh khắc giành giật được sự sống cho bệnh nhân, cả ê kíp òa khóc”.
Theo các chuyên gia, sách khoa học có tính hàn lâm cao, kén độc giả. Tuy nhiên, nên coi đọc sách khoa học không chỉ là một sở thích, mà sách chính là hành trang quan trọng cho mỗi người.
Ngôi làng mà trước kia người dân làm giàu bằng điện thoại, thu nhập 3 ngày bằng người khác "cày" cả năm đã biến thành "thị trấn ma" khi cuộc cạnh tranh giảm giá đã giết chết hàng loạt doanh nghiệp.
“Nhân dân đông đảo đứng hai bên đường đón chào hàng quân chỉnh tề diễu qua… Mắt nhòa lệ, nhất là với những đồng chí đã chiến đấu 60 ngày đêm trong đội quân ‘Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh’ giữ Hà Nội”, ông Tính xúc động nhớ lại.
Quảng Ngãi đang tiến hành thủ tục để thả về rừng 10 cá thể động vật quý hiếm còn sống bao gồm 3 cá thể rùa sa nhân, 1 cá thể cu li nhỏ và 6 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung.
Được mệnh danh là “lá phổi xanh” của miền Đông Nam Bộ, Rừng Mã Đà nguyên sơ, trong lành, ẩn chứa nhiều trải nghiệm lý thú mà du khách ưa khám phá không thể bỏ lỡ khi đến Đồng Nai.
Các chuyên gia địa kỹ thuật đã đưa ra kết quả khảo sát và nhận định ban đầu về nguyên nhân thảm họa Làng Nủ. Cùng với đó, là những dấu hiệu phát hiện sớm và phòng tránh ẩn họa tương tự.
Theo các chuyên gia, lũ bùn đá thường xảy ra trong những đợt mưa lớn, kéo dài nhiều ngày tại các lưu vực suối ở vùng núi, nơi có địa hình dốc, vỏ phong hóa/tầng đất dày. Đây chính là nguyên nhân gây thảm họa ở Làng Nủ.