Trong thế giới chim chóc, họ Trảu (Meropidae) gồm những loài chim chuyên ăn côn trùng (đặc biệt là ong), có mỏ dài, cong và bộ lông nhiều màu sắc. Việt Nam là nơi sinh sống của 5/26 loài chim Trảu đã biết.
chia sẻ
Trảu lớn (Nyctyornis athertoni) dài 33-37 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (có thể quan sát tại các VQG Tam Đảo, Cúc Phương, Cát Tiên, Chư Yang Sin). Ảnh: eBird.
Sinh cảnh của loài chim Trảu này là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao với rừng khộp, đầm lầy nước ngọt, phân bố lên đến độ cao 2.200 mét (thường ghi nhận dưới tán rừng).
Trảu đầu hung (Merops orientalis) dài 19-20 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung Bộ, phổ biến tại Nam Bộ (dễ quan sát tại các VQG Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ).
Loài chim này sống ở sinh cảnh bán sa mạc, các khu vực trống trải gần khu dân cư, canh tác, gần bãi biển, đụn cát, phân bố đến độ cao 1.600 mét.
Trảu ngực nâu (Merops philippinus) dài 23-24 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, di cư sinh sản tại Bắc và Trung Trung Bộ, di cư qua Đông Bắc.
Chúng sống ở nơi nhiều cây cối tại các đô thị, khu vực canh tác ven biển, đụn cát ven biển, dọc các con sông lớn, thỉnh thoảng ghi nhận tại rừng ngập mặn, phân bố lên đến độ cao 2.850 mét (thường sinh sản tại vùng đất thấp, sống thành tập đoàn, di chuyển theo đàn lớn).
Trảu họng xanh (Merops viridis) dài 22-24 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (ven biển), di cư sinh sản tại Bắc và Trung Trung Bộ, di cư qua Đông Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ.
Loài chim này sống ở rừng trồng, vườn, công viên, khu vực nhiều cây tại các đô thị, khu vực có cây cối dọc các sông lớn, thỉnh thoảng ghi nhận tại rừng ngập mặn, phân bố lên đến độ cao 800 mét (thường ghi nhận di chuyển theo đàn).
Trảu họng vàng (Merops leschenaulti) dài 21-23 cm, là loài định cư tương đối hiếm tại Tây Bắc, Trung Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (dễ quan sát tại VQG Cát Tiên, Chưng Yang Sin, Bidoup Núi Bà, Phú Quốc).
Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng bán thường xanh, rừng hỗn giao với rừng khộp, tre nứa, bìa rừng và vùng bị khai thác, rừng ngập mặn, cây bụi ven biển, rừng trên đảo, rừng trồng, phân bố lên đến độ cao 1.830 mét (thường ghi nhận dọc theo sông suối).
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Các Vườn quốc gia này không chỉ phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên của châu Á mà còn thể hiện sự đa dạng sinh học và văn hóa độc đáo của từng quốc gia trong khu vực.
Máy bay không người lái Supercam S350 của Nga được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 19-22/12. Với các tính năng tiên tiến, Supercam S350 hứa hẹn tạo đột phá trong quân sự và dân sự.
Trong khi nguồn tài nguyên trên Trái Đất ngày càng cạn kiệt, các nhà khoa học đang tìm kiếm "Trái đất thứ hai". Họ tin rằng, việc biến sao Hỏa thành “Trái Đất thứ hai” là có khả năng.
Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn với đạn tên lửa hành trình diệt hạm Sông Hồng hiện đại do Việt Nam sản xuất thu hút sự quan tâm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 đang diễn ra ở Hà Nội.
Máy bay TP-150 có thể chạy bằng xăng A95 xuất hiện tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hàng không Việt Nam, cho thấy nỗ lực và khát vọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam là điểm nhấn đáng chú ý tại khu vực trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng của lực lượng vũ trang và nhân dân miền Bắc.