Cách tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên khi nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên do ảnh hưởng của các vi sinh vật gây bệnh. Bệnh dễ lây lan nên trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, cần chú ý để phòng tránh.

Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cảnh báo, do thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi giao mùa kết hợp với vi khuẩn, virus và sự thay đổi môi trường sống khi nghỉ lễ về quê, đi du lịch nên rất dễ mắc bệnh và tái phát.

Các bệnh dễ mắc

COVID-19: Hiện số ca mắc COVID-19 gia tăng và với biến chủng phụ lây lan nhanh nên nguy cơ lây nhiễm dịp 30/4-1/5 dễ dàng khi tập trung đông người. Để phòng phòng ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm trong suốt kỳ nghỉ, cần: Vệ sinh tay, vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi họng cho thường xuyên; Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với người bị ốm. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng…

Bệnh cảm cúm

Cảm cúm lây lan qua đường hô hấp. Thông thường diễn biến nhẹ, phục hồi sau 2 – 7 ngày. Với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi… Trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ bị nhiễm cảm hơn những người khác.

Bệnh viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng lớp niêm mạc hô hấp lót ở trong các xoang cạnh mũi bị các phản ứng viêm tấn công gây nhiễm trùng. Khi bị viêm xoang, người bệnh có dấu hiệu sốt, chảy dịch, nghẹt mũi, không ngửi thấy mùi, đau đầu, có cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập.

Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh, người bệnh không thể tập trung, không muốn ăn. Nếu viêm xoang nặng có thể bị viêm thần kinh mắt dẫn tới mờ mắt.

Viêm xoang có 2 dạng chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.

Viêm xoang cấp tính: Thường xảy ra ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và viêm đa xoang. Bệnh chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn dưới 4 tuần .

- Viêm xoang mạn tính: Tình trạng viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần, đồng nghĩa với việc người bệnh đã chuyển sang viêm xoang mãn tính.

Cách tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên khi nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ảnh 1

Cách tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên khi nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng, cả trẻ em và người lớn. Khi thanh quản bị viêm, dây thanh âm dễ rơi vào trạng thái bị kích thích. Gây tình trạng sưng ở dây thanh âm, làm biến dạng âm thanh khi không khí đi qua. Kết quả là giọng nói trở nên thay đổi, suy yếu. Trong một số trường hợp, người bị viêm thanh quản có thể rơi vào tình trạng mất giọng.

Viêm thanh quản có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là do nhiễm virus tạm thời và không nghiêm trọng.

Các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu

Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa thì việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng. Đó là:

Rửa tay thường xuyên, đúng cách.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Uống đủ nước ngay cả khi không khát.

Tránh các thức ăn chua, cay.

Hạn chế rượu bia, chất kích thích.

Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ hằng ngày, súc họng bằng nước muối.

Mặc thoáng, quần áo thấm hút mồ hôi.

Tập thể dục, vận động thân thể thường xuyên, đều đặn.

Tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

Ngủ đủ giấc.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top