Các ngân hàng thế giới đua nhau mua vàng, cao nhất trong vòng 31 năm qua

Tính đến tháng 9/2021, theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương đã đạt khoảng 36.000 tấn. Đây là mức cao nhất trong vòng 31 năm qua, kể từ năm 1990.

Theo Nikkei Asia, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lượng vàng nắm giữ trong dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất trong vòng 31 năm qua.

Trong khi đó, tỷ lệ đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước đang giảm đi, xuống mức thấp nhất trong một thế kỷ trong năm 2020.

Điển hình như ngân hàng trung ương Ba Lan (NBP) đã mua khoảng 100 tấn vàng (2019) và vẫn tiếp tục mua vào kim loại quý này.

Trong 9 tháng kể từ đầu năm 2021, Thái Lan đã mua khoảng 90 tấn vàng, bằng với số vàng ngân hàng trung ương Hungary mua vàng năm 2020. Ấn Độ mua 70 tấn vàng và Brazil mua 60 tấn vàng.

Ngân hàng trung ương của Nga và một số quốc gia khác, trước đây ít mua vàng với số lượng lớn, nay đã dần thay đổi cách làm này. Các ngân hàng trung ương ở Đông Âu trở thành những nhà thu mua vàng đáng kể. Hay như Kazakhstan đã tăng mạnh tỷ lệ vàng trong kho dự trữ ngoại hối.

Đến cả Mỹ, các ngân hàng trung ương hiện vẫn đang đẩy mạnh tích trữ vàng, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu thắt chặt tín dụng. Nguyên nhân là do các ngân hàng suy giảm niềm tin vào các tài sản định giá bằng đồng USD.

Có thể thấy, trong dự trữ ngoại hối, vàng tăng lên còn đồng USD đang giảm xuống. Năm 2020, tổng giá trị của số lượng đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm.

Theo Đời sống
back to top