<div> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Khung hoang Covid-19 o Brazil anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/05/znews-photo-zadn-vn_brazil_1.jpg" title="Khủng hoảng Covid-19 ở Brazil ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption default-caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo <em>New York Times</em>, Brazil hiện là một trong những nơi có tình hình dịch bệnh tồi tệ nhất thế giới. Một năm sau đại dịch, quốc gia này vẫn liên tục ghi nhận kỷ lục mới.</p> <p>Sau khi trải qua các đợt bùng phát lớn trong năm ngoái, hầu hết quốc gia đang chứng kiến tỷ lệ tử vong giảm và dần ổn định hệ thống y tế. Tuy nhiên, Brazil vẫn tiếp tục phải vật lộn với số ca tử vong kỷ lục và hệ thống y tế bị đẩy đến bờ vực sụp đổ.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Khung hoang Covid-19 o Brazil anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/05/znews-photo-zadn-vn_brazil_dang_trai_qua_cuoc_khung_hoang_covid_19_nang_ne_voi_so_ca_tu_vong_ky_luc_va_he_thong_y_te_tren_bo_vuc_sup_do._anh_new_york_times..jpg" title="Khủng hoảng Covid-19 ở Brazil ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Brazil đang trải qua cuộc khủng hoảng Covid-19 nặng nề, với số ca tử vong kỷ lục và hệ thống y tế trên bờ vực sụp đổ. <em>Ảnh: New York Times.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Nguy cơ từ biến chủng P.1</h3> <p>Biến chủng P.1 của Brazil trở thành nỗi ám ảnh đối với nước này. Chúng đã khiến một thành phố lớn thất thủ và đang tấn công các thành phố khác.</p> <p>Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến chủng P.1 hoành hành ở thành phố Manaus không chỉ dễ lây lan hơn mà còn có thể lây nhiễm sang những người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm những biến chủng khác của virus.</p> <p>Biến chủng P.1 hiện đã vượt ra khỏi biên giới của Brazil và xuất hiện ở hơn 20 quốc gia khác.</p> <p>Nhiều cuộc thử nghiệm về một số loại vaccine hiện nay cho thấy tuy chúng không thể ngăn ngừa sự lây lan của virus nhưng vẫn có thể bảo vệ con người khỏi các triệu chứng bệnh nặng. Thế nhưng, hầu hết người dân trên thế giới vẫn chưa được tiêm chủng. Điều này có nghĩa là ngay cả những người đã hồi phục khỏi căn bệnh vẫn có thể gặp rủi ro.</p> <p>Trong suốt đại dịch, đa số nhà nghiên cứu đều nhận định rằng khả năng tái nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh dường như rất hiếm. Điều này khiến nhiều người đã khỏi bệnh cho rằng họ đã có khả năng miễn dịch, ít nhất là trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, đó là trước khi P.1 xuất hiện.</p> <p>João Alho, bác sĩ ở Santarém, thành phố bang Pará giáp với Amazonas, khẳng định một số đồng nghiệp của anh hồi phục khỏi Covid-19 tháng trước đã bị ốm trở lại và xét nghiệm dương tính.</p> <p>Juliana Cunha, y tá ở Rio de Janeiro, đang làm việc tại một số trung tâm xét nghiệm Covid-19, cho biết cô cho rằng mình đã an toàn sau khi nhiễm virus vào tháng 6/2020. Tuy nhiên, đến tháng 11, sau khi trải qua các triệu chứng nhẹ, cô có kết quả xét nghiệm dương tính.</p> <h3>Thất bại của Brazil gây rủi ro cho cuộc chiến chống đại dịch của thế giới</h3> <p>Ngày 2/3, Brazil ghi nhận hơn 1.700 trường hợp tử vong do Covid-19, con số tử vong theo ngày kỷ lục trong suốt đại dịch.</p> <p>“Sự gia tăng số ca nhiễm ở các bang khác nhau đang dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống bệnh viện công và tư của họ, điều này có thể sớm trở thành kịch bản trên toàn Brazil. Đáng buồn thay, việc triển khai vaccine yếu và tiến độ vaccine chậm chạp cho thấy rằng kịch bản này sẽ khó có thể bị đảo ngược trong thời gian ngắn”, hiệp hội thư ký y tế quốc gia nhận định.</p> <p>Miguel Nicolelis, nhà khoa học thần kinh của Đại học Duke, đã theo dõi sát sao cuộc khủng hoảng tại Brazil. Ông khẩn khoản kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực lên chính phủ Brazil, vì thất bại của họ trong công tác chống dịch đã lấy đi sinh mạng của hơn 250.000 người dân Brazil, chiếm khoảng 10% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, theo <em>Guardian</em>.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Khung hoang Covid-19 o Brazil anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/05/znews-photo-zadn-vn_so_nguoi_chet_vi_covid_19_o_brazil_da_vuot_nguong_250.000_nguoi_chiem_10_tong_so_ca_tu_vong_cua_the_gioi._anh_new_york_times.jpg" title="Khủng hoảng Covid-19 ở Brazil ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Số người chết vì Covid-19 ở Brazil đã vượt ngưỡng 250.000 người, chiếm 10% tổng số ca tử vong của thế giới. <em>Ảnh: New York Times.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>“Thế giới phải kịch liệt lên tiếng trước những rủi ro mà Brazil đang đặt ra trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Việc phân loại đại dịch ở châu Âu hay Mỹ sẽ trở nên vô ích nếu Brazil tiếp tục là 'lò ấp' virus”, ông Nicolelis nói.</p> <p>Ông cũng chỉ trích Tổng thống Bolsonaro vì đã không ngăn chặn được đợt bùng phát và không khởi động được một chiến dịch tiêm phòng thỏa đáng. Ông cho rằng chính điều này đã tạo ra một thảm kịch và rất có thể nó sẽ còn tiếp diễn đến năm 2022.</p> <p>Ông nói: “Chúng tôi hiện đã mất hơn 250.000 người. Nếu không có biện pháp nào thỏa đáng được đưa ra, tôi dự đoán Brazil sẽ mất 500.000 người trước tháng 3 năm tới”.</p> <p>Trong bối cảnh số ca tử vong ở nhiều nơi trên thế giới đang giảm, việc nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế, một lần nữa, có thể quá sớm.</p> <p>Rochelle Walensky, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khẩn khoản cảnh báo người dân Mỹ không nên buông lỏng cảnh giác.</p> <p>“Xin hãy nghe tôi. Với số lượng ca nhiễm do các biến chủng đang gia tăng, chúng ta có thể hoàn toàn mất đi trạng thái mà rất khó khăn chúng ta mới đạt được”, cô nói.</p> <h3>Khủng hoảng tháng 1 ở Manaus là “một bộ phim kinh dị”</h3> <p>Tháng 4-5/2020, thành phố Manaus, thủ phủ của bang Amazonas, Brazil hứng chịu một làn sóng virus nặng nề. Với đợt bùng phát này, các nhà khoa học đã dự đoán rằng cộng đồng Manaus sẽ xây dựng được khả năng miễn dịch, và Covid-19 khó có thể lây lan dễ dàng nữa.</p> <p>Thế nhưng, đến tháng 9, số ca bệnh trong bang bắt đầu tăng trở lại. Thống đốc bang Amazonas, ông Wilson Lima khi đó đã cố gắng áp dụng một đợt cách ly mới trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, nỗ lực của ông vấp phải sự phản đối quyết liệt của các doanh nghiệp và chính trị gia thân cận với Tổng thống Jair Bolsonaro.</p> <p>Khi các nhà khoa học phát hiện ra P.1 vào tháng 1/2020, biến chủng này đã thống trị toàn bang. Trong vòng vài tuần, bệnh viện trong thành phố cạn kiệt oxy. Bệnh nhân mỗi lúc một tăng. Số lượng lớn bệnh nhân tử vong do không được tiếp oxy.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Khung hoang Covid-19 o Brazil anh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/05/znews-photo-zadn-vn_cac_benh_vien_o_manaus_can_kiet_oxy_trong_dot_dung_dich_hoi_thang_1._anh_getty..jpg" title="Khủng hoảng Covid-19 ở Brazil ảnh 4" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Các bệnh viện ở Manaus cạn kiệt oxy trong đợt đùng dịch hồi tháng 1. <em>Ảnh: Getty.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Cảnh tượng tại bệnh viện Manaus trong thời gian đó là nỗi ám ảnh đối với bác sĩ Antonio Souza. Ông đã buộc phải dùng thuốc an thần để giải thoát cho một bệnh nhân khỏi cái chết đau đớn vì hết oxy, trước sự bất lực của người nhà và các y bác sĩ khác.</p> <p>“Tôi không mong bất kỳ ai phải đưa ra quyết định tương tự. Điều đó thật kinh khủng”, ông nói.</p> <p>Maria Glaudimar, một y tá ở Manaus, cho biết đợt bùng dịch hồi đầu năm đối với cô như một cơn ác mộng không hồi kết. Bệnh nhân và người thân của họ khẩn cầu được tiếp oxy, trong khi tất cả giường chăm sóc đặc biệt đều kín chỗ. Ở nhà, chính con trai cô cũng bị ho lao sau khi nhiễm Covid-19, còn chồng cô đã sụt 10 kg từ khi bắt đầu chiến đấu với virus.</p> <p>Cô Glaudimar nói: “Không ai chuẩn bị cho cho việc này cả. Đó là một bộ phim kinh dị”.</p> <h3>Hạn chế trong công tác chống dịch</h3> <p>Cuộc khủng hoảng Covid-19 sau đó đã dịu bớt phần nào ở Amazonas nhưng lại trở nên tồi tệ hơn ở hầu hết vùng còn lại của Brazil.</p> <p>Các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu thêm về biến chủng P.1 và theo dõi sự lây lan của nó trên khắp đất nước. Tuy nhiên, nguồn lực hạn chế đã gây nên rất nhiều khó khăn cho họ.</p> <p>Anderson Brito, nhà virus học người Brazil tại Đại học Yale, cho biết chỉ riêng phòng thí nghiệm của ông đã giải mã trình tự gene bằng gần một nửa số bộ gene trên toàn Brazil. Tại Mỹ, cứ khoảng 200 trường hợp dương tính, thì có một mẫu được giải mã. Trong khi đó, tỷ lệ của Brazil là 1/3.000.</p> <p>Điều này góp phần vào sự lây lan nhanh chóng của P.1. Cuối tháng 1, một nghiên cứu của chính phủ cho thấy biến chủng này có mặt trong 91% mẫu virus được giải mã trình tự gen ở bang Amazonas.</p> <p>Cuối tháng 2, P.1 có mặt tại 21 trong số 26 bang của Brazil. Đến nay, nước này vẫn chưa tiến hành đủ xét nghiệm để có thể đánh giá chính xác mức độ phổ biến của biến chủng này.</p> <p>Việc triển khai vaccine ở Brazil, cũng như nhiều quốc gia khác, diễn ra rất chậm chạp.</p> <p>Kể từ cuối tháng 1, Brazil đã bắt đầu tiêm chủng cho những nhóm ưu tiên, bao gồm nhân viên y tế và người cao tuổi. Tuy nhiên, chính phủ nước này đã không thể đảm bảo đủ nguồn cung. Các quốc gia giàu có hơn đã tận dụng hầu hết nguồn cung hiện có. Trong khi đó, Tổng thống Bolsonaro vẫn tiếp tục hoài nghi về tác động của dịch bệnh và cả vaccine.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Khung hoang Covid-19 o Brazil anh 5" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/05/znews-photo-zadn-vn_brazil_da_khoi_dong_chien_dich_tiem_phong_vaccine_nhung_viec_trien_khai_van_dien_ra_kha_cham_chap._anh_new_york_times..jpg" title="Khủng hoảng Covid-19 ở Brazil ảnh 5" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Brazil đã khởi động chiến dịch tiêm vaccine nhưng việc triển khai vẫn diễn ra khá chậm chạp. <em>Ảnh: New York Times.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Theo Bộ Y tế, chỉ có hơn 5,8 triệu người Brazil (tức khoảng 2,6% dân số) nhận được ít nhất một liều vaccine Covid-19, tính đến ngày 2/3. Số người nhận đủ hai liều chỉ rơi vào khoảng 1,5 triệu người. Tổng cộng, chỉ có 3,3% dân số Brazil đã được tiêm phòng, so với 15,2% ở Mỹ, 18% ở Chile và 29,9% ở Anh.</p> <p>Nước này hiện sử dụng CoronaVac do Trung Quốc sản xuất và loại do hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển sản xuất.</p> <p>Theo các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, CoronaVac của Trung Quốc có hiệu quả kém hơn đối với P.1 so với những biến chủng khác.</p> <p>Margareth Dalcolmo, nhà nghiên cứu về phổi tại trung tâm nghiên cứu khoa học Fiocruz, nhận định việc Brazil không thể thực hiện một chiến dịch tiêm chủng rộng rãi đã tạo tiền đề cho cuộc khủng hoảng hiện nay.</p> <p>Bà nói: “Chúng tôi nên tiêm chủng cho hơn một triệu người mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng tôi đã không thể làm vậy, không phải vì chúng tôi không biết, mà vì chúng tôi không có đủ vaccine ”.</p> <p>Bộ trưởng Y tế Eduardo Pazuello đã gọi P.1 là “giai đoạn mới” của đại dịch. Ông cho biết chính phủ đang tăng cường nỗ lực và hy vọng sẽ tiêm phòng cho khoảng một nửa dân số vào tháng 6, và toàn bộ dân số vào cuối năm.</p> <p>Dẫu vậy, nhiều người dân Brazil không thực sự tin tưởng vào chính phủ do Tổng thống Bolsonaro lãnh đạo. Ông đã nhiều lần phá hoại các nỗ lực cách ly, hạ thấp nguy cơ từ virus, và quảng bá một số phương thuốc chưa qua kiểm chứng bất chấp việc giới khoa học khẳng định chúng không có tác dụng, theo <em>New York Times</em>.</p> <p>Mới tuần trước, ông cũng đã có những nhận định sai lệch về khẩu trang. Ông cho rằng khẩu trang có hại cho trẻ em, gây đau đầu và khó tập trung.</p> <p>Các kế hoạch vaccine của ông Pazuello cũng vấp phải nhiều sự hoài nghi. Tuần trước, chính phủ đã đặt hàng 20 triệu liều vaccine của Ấn Độ chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng. Điều đó đã khiến một công tố viên liên bang nhận xét trong một hồ sơ pháp lý rằng khoản chi trị giá <abbr class="rate-usd">286 triệu USD</abbr> này "khiến hàng triệu sinh mạng gặp rủi ro”.</p> <p>Và, ngay cả khi vaccine trên được chứng minh là hiệu quả, thì cũng đã quá muộn đối với hàng triệu người Brazil.</p> <p>Tony Maquiné, một chuyên viên tiếp thị ở Manaus, đã mất một người bà, một người chú, hai người cô và một người anh họ chỉ trong vòng vài tuần. Ông chia sẻ thời gian qua đối với ông là những nỗ lực điên cuồng và hy vọng mong manh trong việc tìm kiếm bệnh viện cho người sống và và tìm nơi sắp xếp tang lễ cho người chết.</p> <p>“Đó là một cơn ác mộng. Tôi sợ những điều đang chờ ở phía trước”, ông Maquiné nói.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <div class="z-widget-corona"> <div class="z-corona-header"> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Brazil 'vỡ trận' vì biến chủng mới, toàn cầu bị đe dọa
Sự nguy hiểm của P.1 và hạn chế trong chống dịch đã khiến Brazil ghi nhận số ca tử vong kỷ lục. Thất bại của nước này đang gây rủi ro cho cuộc chiến chống Covid-19 của thế giới.
Theo zingnews.vn
Mỹ tiêm 2 triệu liều vaccine Covid-19 một ngày
Ngày 8/3 bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam
Những ai không nên tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca?
Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19, Hải Dương xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh
Hơn 116 triệu ca Covid-19 toàn cầu, đà lây nhiễm châu Âu tăng trở lại
Không phải ở trong phim, đây là tính năng có thật trên MiG-41 của Nga
Món “gà đi bộ” của quán karoke vừa bị công an đột kích là gì?
ĐBQH: Học phí tăng cao do gánh cả tiền xây dựng, lãi suất ngân hàng
Lai Châu: 20 trẻ mầm non nhập viện cấp cứu, nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột
Mưa lớn gây ngập úng cục bộ ở Hà Tĩnh
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
ĐBQH: Tháo điểm nghẽn, để doanh nghiệp trong nước là trụ cột
Theo đại biểu Quốc hội, chúng ta phải có chiến lược trong việc đầu tư để tạo lập doanh nghiệp trong nước trở thành doanh nghiệp trụ cột, giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
Đà Nẵng: Các trường cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn
Sáng sớm nay (5/11), hàng loạt khu vực tại Đà Nẵng bị ngập nước do trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ liên tục. Nhiều trường học đã phải thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học.
Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris hòa nhau tại điểm bỏ phiếu lúc nửa đêm
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump và bà Kamala Harris mỗi người đều nhận được 3 phiếu ủng hộ của cử tri tại điểm bỏ phiếu đầu tiên là thị trấn Dixville Notch, bang New Hampshire, trong ngày bầu cử 5/11.
Lan toả tinh thần tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
ĐBQH đề nghị làm rõ số dư quỹ BHXH 1,3 triệu tỷ đồng
Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 5/11, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm rà soát lại những quy định và tháo gỡ những các điểm nghẽn.
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Ngày 5/11, lãnh đạo Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự 10 đối tượng để điều tra vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo làm 1 cô gái tử vong.
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường sang Trung Quốc sáng 5/11, dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS, Hội nghị ACMECS, Hội nghị cấp cao CLMV...
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Nguyễn Văn Lâm và Bùi Văn Chính đã dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của pháp luật về đất đai trong giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.