Bố trí cán bộ sai thì vừa khó, vừa khổ mà việc không “chạy”

Theo ông Phạm Minh Chính, nếu không có cuộc cách mạng đổi mới về công tác tổ chức cán bộ thì không thể xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Hội nghị tham gia ý kiến dự thảo Đề án: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Sáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo đề án Trung ương 7 tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến dự thảo Đề án: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, các ý kiến tham luận đánh giá cao ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp thiết của việc xây dựng Đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất, uy tín và ngang tầm nhiệm vụ” trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.

Đề cương Đề án được chuẩn bị khoa học, nghiêm túc, toàn diện, đề xuất được nhiều nội dung mới về mục tiêu, quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược.

Bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho rằng cần đánh giá rõ, cụ thể hơn nữa về kết quả, nhất là những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân những tồn tại, hạn chế sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII). Đồng thời, nghiên cứu tính cần thiết về cơ cấu ủy viên dự khuyết và luân chuyển cán bộ.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đề nghị Trung ương nghiên cứu chỉ luân chuyển và điều động cấp trưởng, không có cấp phó. Cấp trưởng ở cương vị cao rồi thì cấp trưởng cấp tỉnh. Nếu đào tạo ở vị trí thấp hơn thì cấp trưởng, cấp huyện, thậm chí cấp trưởng cấp xã.

Đánh giá về ưu, khuyết điểm, chỉ rõ những nguyên nhân những hạn chế, bất cập và yếu kém; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng chạy chức, chạy quyền. Các đại biểu đồng ý với các nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng cần đồng bộ các nhóm giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Quan tâm đến việc học tập, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác cán bộ, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ về công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ.

Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu việc thành lập Trung tâm tuyển dụng công chức, viên chức cấp quốc gia.

Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư thường trực thành ủy Hà Nội đề nghị cần cân nhắc thêm việc thành lập Trung tâm tuyển dụng công chức cấp Quốc gia. “Vì vừa qua chúng ta thực hiện Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã xác định đẩy mạnh phân cấp trong tuyển dụng công chức viên chức cho các địa phương để phù hợp với đặc thù của các địa phương, đơn vị, nhất là phân cấp tuyển dụng các địa phương thực hiện theo mô hình chính quyền đô thị. Theo tôi nên mạnh dạn phân cấp.

Nếu thành lập Trung tâm tuyển dụng quốc gia các tỉnh lại về 2 thành phố lớn để thi thì lại trái với Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Và nếu chúng ta càng phân cấp thì các tỉnh, thành phố càng có trách nhiệm hơn”, bà Ngô Thị Thanh Hằng phân tích.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Minh Chính khẳng định, từ hội nghị Trung ương 4, khóa XI đến nay, công tác tổ chức cán bộ đã làm được rất nhiều việc, nhưng nếu không có cuộc cách mạng đổi mới chính mình thì không thể xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Nếu bố trí cán bộ đúng thì công việc “chạy”, còn bố trí cán bộ không đúng thì vừa khó, vừa khổ và công việc không “chạy”. Quyết định sự thành bại hay không là do đội ngũ làm công tác cán bộ. Bởi vậy, trước nhiệm vụ mới, tình hình mới, đòi hỏi Đảng ta phải sớm có Nghị quyết mới về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới.

An Nhiên (tổng hợp)

Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top