<div> <p>Luật Cư trú (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ chiều 9/6 với nội dung đổi mới căn bản về việc bỏ sổ hộ khẩu, thay đổi phương thức quản lý cư trú từ quản lý bằng sử dụng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.</p> <p>Để triển khai được chính sách này, cần hoàn thành việc xác lập số định danh cá nhân cho toàn bộ công dân Việt Nam.</p> <h3>Tiết kiệm, chống tham nhũng</h3> <p>Bí thư Hà Nội <span>Vương Đình Huệ</span> cho rằng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia có thể đến tháng 6/2021 là xong, nhưng chốt cứng trong luật quy định bỏ sổ hộ khẩu mà không có điều khoản chuyển tiếp thì rất khó. Bởi phải tính đến khi luật có hiệu lực rồi nhưng chưa bỏ được hộ khẩu giấy, chưa làm mã số định danh thì cần có điều khoản chuyển tiếp.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="bo so ho khau anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/09/znews-photo-zadn-vn_hue_zing.jpg" title="bỏ sổ hộ khẩu ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ cho rằng chốt cứng trong luật quy định bỏ sổ hộ khẩu mà không có điều khoản chuyển tiếp thì rất khó. Ảnh: <em>Hoàng Hà.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span>“Thay đổi luật thì phải có số định danh, phải có giai đoạn chuyển đổi, điều khoản chuyển tiếp để đảm bảo tính khả thi. Nếu không bao nhiêu quyền công dân như đăng ký kết hôn, nhập khẩu, nhập tịch, thủ tục vay vốn ngân hàng, thế chấp… sẽ được thực hiện như thế nào”, Bí thư Hà Nội nêu vấn đề.</span></p> <p>Ông lưu ý bỏ sổ hộ khẩu cần tính đến các luật khác như giao dịch bất động sản, thuế trước bạ… phải rà soát kỹ, thiết kế đảm bảo thông suốt cho hệ thống hành chính và quyền công dân.</p> <p>Đại biểu Phan Thị Bình Thuận (Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) lo ngại “hiện mới chỉ cấp được gần 20 triệu mã số định danh cá nhân, liệu đến lúc Luật được thông qua, có hiệu lực thi hành thì Chính phủ, cơ quan liên quan làm sao kịp cấp số định danh cho gần 100 triệu công dân?".</p> <p>Bà cũng băn khoăn việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú trong khi các quy định pháp luật có liên quan hầu hết đều quy định cần các giấy tờ này, từ các giao dịch dân sự đến hành chính. Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM góp ý cần rà soát, sửa đổi các quy định liên quan để không ảnh hưởng đến quyền của người dân khi thực hiện các giao dịch.</p> <p>Đại biểu Dương Ngọc Hải (Trưởng ban Nội chính Thành ủy TP.HCM) nhận định bỏ sổ hộ khẩu sẽ tiếp kiệm và góp phần phòng chống tham nhũng.</p> <p>Để thực thi thì hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia phải có sự đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, song đến nay chúng ta chưa thực hiện quản lý dữ liệu công dân toàn quốc theo đúng lộ trình luật đưa ra, phải gia hạn đến tháng 6/2021 và khả năng đến thời điểm này cũng chưa thực hiện được.</p> <p>Vì thế, cần tính đến việc bỏ sổ hộ khẩu sẽ ảnh hưởng thế nào việc thực hiện các quan hệ giao dịch liên quan đến cư trú, con người, đất đai, nhà cửa, giáo dục…</p> <h3><strong>Lo sức ép tăng dân cư ở thành phố lớn</strong></h3> <p>Đại biểu Ngô Minh Châu (Phó chủ tịch TP.HCM) cũng đồng tình bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu tạm trú, bởi xu hướng quản lý dân cư trên thế giới hiện nay bằng khoa học công nghệ. "Việc này vừa hiệu quả và tốn ít công sức đi lại của người dân, đáp ứng yêu cầu thực tế về quản lý Nhà nước, an ninh trật tự", lãnh đạo TP.HCM nhận định.</p> <p>Tuy nhiên, ông lưu ý việc chuyển đổi cần có lộ trình và thận trọng từng bước. "Phải tính toán đảm bảo trong thời gian chuyển giao, vừa tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu song song với ứng dung khoa học công nghệ bằng mã số định danh cá nhân. Đến khi hệ thống chạy thông suốt, hiệu quả và đảm bảo thay thế hoàn toàn sổ hộ khẩu thì mới chấm dứt được vai trò của loại giấy tờ này", ông Châu nói.</p> <p>Ngoài ra, ông cảnh báo nếu để xảy ra sơ hở trong quá trình chuyển đổi, tội phạm sẽ lợi dụng, gây ra tình trạng "xây nhà mới chưa xong mà đã phá nhà cũ".</p> <p>Dẫn chứng thực tế ở TP.HCM, ông Châu cho biết mỗi năm tăng 200.000 dân nhưng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục… không tăng kịp. Vì vậy, ông lo ngại quy định bỏ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.</p> <p>"Nếu dân số cứ tăng như hiện nay thì áp lực ngày càng lớn. Trong khi luật này sửa đổi theo hướng bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, thì số tăng lên hàng năm có thể lên đến hàng trăm nghìn người mỗi năm, gây sức ép nặng nề", ông Châu nói.</p> <p>Vì vậy, Phó chủ tịch TP.HCM đề xuất giữ lại một số điều kiện về kỹ thuật để làm sao các đô thị như TP.HCM vừa có thể phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá kỹ thuật đáp ứng kịp với sự gia tăng dân số, tránh tình trạng dân số tăng trước, cơ sở hạ tầng "chạy theo sau".</p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bỏ ngay sổ hộ khẩu sẽ gặp khó
Trong khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa hoàn thành, các ĐBQH lo bỏ ngay sổ hộ khẩu giấy sẽ gặp khó khi rất nhiều giao dịch liên quan quyền công dân đều gắn với sổ hộ khẩu.
Không phải ở trong phim, đây là tính năng có thật trên MiG-41 của Nga
Món “gà đi bộ” của quán karoke vừa bị công an đột kích là gì?
ĐBQH: Học phí tăng cao do gánh cả tiền xây dựng, lãi suất ngân hàng
Lai Châu: 20 trẻ mầm non nhập viện cấp cứu, nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột
Mưa lớn gây ngập úng cục bộ ở Hà Tĩnh
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
ĐBQH: Tháo điểm nghẽn, để doanh nghiệp trong nước là trụ cột
Theo đại biểu Quốc hội, chúng ta phải có chiến lược trong việc đầu tư để tạo lập doanh nghiệp trong nước trở thành doanh nghiệp trụ cột, giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
Đà Nẵng: Các trường cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn
Sáng sớm nay (5/11), hàng loạt khu vực tại Đà Nẵng bị ngập nước do trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ liên tục. Nhiều trường học đã phải thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học.
Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris hòa nhau tại điểm bỏ phiếu lúc nửa đêm
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump và bà Kamala Harris mỗi người đều nhận được 3 phiếu ủng hộ của cử tri tại điểm bỏ phiếu đầu tiên là thị trấn Dixville Notch, bang New Hampshire, trong ngày bầu cử 5/11.
Lan toả tinh thần tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
ĐBQH đề nghị làm rõ số dư quỹ BHXH 1,3 triệu tỷ đồng
Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 5/11, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm rà soát lại những quy định và tháo gỡ những các điểm nghẽn.
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Ngày 5/11, lãnh đạo Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự 10 đối tượng để điều tra vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo làm 1 cô gái tử vong.
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường sang Trung Quốc sáng 5/11, dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS, Hội nghị ACMECS, Hội nghị cấp cao CLMV...
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Nguyễn Văn Lâm và Bùi Văn Chính đã dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của pháp luật về đất đai trong giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.