Bộ Công thương lại họp khẩn vì lo thiếu điện

(khoahocdoisong.vn) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa họp khẩn với các đơn vị có liên quan để tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện trọng điểm.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện cao trong 2019 - 2020 và kéo dài tới 2022 - 2023. "Tình hình đang rất cấp bách và chúng ta không thể chậm trễ hơn được nữa" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Theo tính toán, các năm 2021 - 2025, dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, tuy nhiên hệ thống điện không đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam. Mức thiếu hụt dự báo sẽ tăng từ 3,7 tỷ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỷ kWh (năm 2022). Mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ kWh năm 2024 và 3,5 tỷ kWh năm 2025.

Về nguyên nhân của nguy cơ thiếu điện, trong các báo cáo gửi đi, Bộ Công thương nêu rõ do điều kiện thời tiết bất lợi, các đập thuỷ điện không có đủ nước. Ngành điện đối mặt với việc phải nhập 20 triệu tấn than vào năm 2020 và 35 triệu tấn than vào năm 2035. Nguồn khí cũng không đủ phục vụ phát điện cho dự án ở Đông Nam Bộ.

Đồng thời, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết, nhiều dự án điện còn chậm tiến độ, gây nguy cơ thiếu điện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tác động đến đời sống dân sinh.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu các các đơn vị, cơ quan liên quan rà soát lại khuôn khổ pháp lý, báo cáo, có biện pháp cụ thể xử lý ngay các vướng mắc đối với các dự án chậm tiến độ.

Từ đây, Bộ trưởng Công thương yêu cầu các đơn vị cần đánh giá cụ thể từng dự án, vướng mắc ở đâu, khó khăn chỗ nào, khả năng đáp ứng được tiến độ đến đâu. Trong trường hợp không đáp ứng được về mặt tiến độ thì giải pháp thay thế là gì? Nếu nhập khẩu điện thì nhập khẩu ở nguồn nào, giá cả ra sao, khả năng đấu nối ra sao? Nếu sử dụng năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió để thay thế thì khả năng đáp ứng được đến đâu? Những vướng mắc khó khăn hay cần phải điều chỉnh cơ chế, chính sách gì...

Bộ trưởng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực trực tiếp theo dõi, giám sát chỉ đạo, chịu trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tập trung giải quyết vướng mắc, nhất là về vốn, nguồn ngoại tệ. Đồng thời các bên liên quan phải có chương trình làm việc hàng tháng để rà soát và thống nhất giải pháp thực hiện liên quan tới dự án chậm tiến độ, có kịch bản cho từng tình huống.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top