Bộ Chính trị: Một số tài nguyên bị khai thác đến cạn kiệt

(khoahocdoisong.vn) - Trong 5 năm qua, một số loại tài nguyên bị lạm dụng, khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu đô thị lớn.

Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW7 khóa IX về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đánh giá, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được nâng lên một bước. Tài nguyên thiên nhiên được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, bước đầu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Đơn cử là, biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn dự báo, gây hậu quả ngày càng lớn. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai còn thấp, nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu thiệt hại lớn khi có thiên tai xảy ra.

Việc quản lý tài nguyên thiên nhiên còn nhiều yếu kém, sử dụng chưa hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, một số loại tài nguyên bị lạm dụng, khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu đô thị, thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội.

Theo kết luận, nguyên nhân chính tạo ra những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ. Bộ máy quản lý nhà nước còn bất cập, hệ thống pháp luật, công cụ quản lý thiếu đồng bộ, còn phân tán, chồng chéo, thực thi kém hiệu quả; thiếu nguồn lực để thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ đề ra.

Công tác quản lý, phương thức tiếp cận về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường chậm được đổi mới. Nhiều quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được lồng ghép với yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, làm gia tăng tác động tiêu cực của thiên tai.

Tình trạng thu hút đầu tư thiếu chọn lọc, không đánh giá đúng về tác động đối với môi trường. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào chống thiên tai, bảo vệ môi trường còn chậm. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật về tài nguyên, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.

Theo Đời sống
Nga tung đòn hiểm, Kupyansk thất thủ

Nga tung đòn hiểm, Kupyansk thất thủ

Quân đội Nga đã tổ chức một làn sóng tấn công bất ngờ hiện đại khác, chiến trường tràn ngập máy bay không người lái, lực lượng thiết giáp Nga tiến công bất ngờ 10 km và thành công tiến vào thành phố Kupyansk nằm sau khu vực giao tranh.
back to top