Biến thể làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19: Hồi chuông cảnh báo cho thế giới

Việc các biến thể mới xuất hiện và làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19 là hồi chuông cảnh báo cho toàn thế giới về một thực tế khốc liệt nếu chúng ta không nhanh chóng có giải pháp ngăn chặn.

<div> <p><span id="mainContent"><strong>Virus SARS-CoV-2 đang học c&aacute;ch để chống lại vaccine</strong></span></p> <p><span id="mainContent">C&aacute;c dữ liệu mới cho thấy 2 vaccine ngừa Covid-19 đều c&oacute; hiệu quả thấp hơn ở Nam Phi so với những nơi kh&aacute;c. Việc n&agrave;y c&agrave;ng l&agrave;m tăng mối lo ngại rằng virus SARS-CoV-2 đang nhanh ch&oacute;ng t&igrave;m c&aacute;ch tho&aacute;t khỏi những c&ocirc;ng cụ mạnh nhất thế giới trong việc kiềm chế n&oacute; l&acirc;y lan.</span></p> <div class="VCSortableInPreviewMode active noCaption"> <div><span id="mainContent"><img alt="Biến thể làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19: Hồi chuông cảnh báo cho thế giới - Ảnh 1." src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/01/cafefcdn-com_photo-1-16121649970231887247552.jpg" title="Biến thể làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19: Hồi chuông cảnh báo cho thế giới - Ảnh 1." /></span></div> </div> <p><span id="mainContent">Ảnh minh họa: Reuters</span></p> <p><span id="mainContent">C&ocirc;ng ty Novavax của Mỹ tuần trước cho biết mặc d&ugrave; vaccine của họ c&oacute; hiệu quả gần 90% trong c&aacute;c cuộc thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng được tiến h&agrave;nh ở Anh nhưng con số n&agrave;y đ&atilde; giảm xuống c&ograve;n 49% ở Nam Phi. Ngo&agrave;i ra, gần như tất cả c&aacute;c ca mắc m&agrave; c&ocirc;ng ty n&agrave;y tiến h&agrave;nh ph&acirc;n t&iacute;ch ở Nam Phi đều li&ecirc;n quan đến biến thể B.1.351 xuất hiện v&agrave;o cuối năm ngo&aacute;i v&agrave; đ&atilde; lan rộng ra hơn 30 quốc gia kh&aacute;c tr&ecirc;n thế giới.</span></p> <p><span id="mainContent">Ng&agrave;y 29/1, Johnson &amp; Johnson cũng th&ocirc;ng b&aacute;o vaccine của họ c&oacute; hiệu quả 72% trong việc ngăn ngừa c&aacute;c ca mắc Covid-19 vừa v&agrave; nặng ở Mỹ, trong khi tỷ lệ n&agrave;y ở Mỹ Latin l&agrave; 66% v&agrave; ở Nam Phi chỉ c&ograve;n 57%.</span></p> <p><span id="mainContent">C&aacute;c cuộc kiểm tra trong ph&ograve;ng th&iacute; nghiệm cho thấy c&aacute;c vaccine được th&ocirc;ng qua ở Mỹ như Pfizer/BioNTech v&agrave; Moderna tạo ra phản ứng miễn dịch yếu hơn với biến thể ở Nam Phi.</span></p> <p><span id="mainContent">Hiện nay, c&oacute; những bằng chứng từ c&aacute;c cuộc thử nghiệm tr&ecirc;n người cho thấy một số loại biến thể &iacute;t bị ảnh hưởng trước một v&agrave;i loại vaccine nhất định.</span></p> <p><span id="mainContent">&quot;Từ quan điểm sinh học tiến h&oacute;a, điều n&agrave;y ho&agrave;n to&agrave;n c&oacute; thể đo&aacute;n trước được. Tuy nhi&ecirc;n, ch&uacute;ng ta chưa bao giờ cảm thấy thoải m&aacute;i khi x&aacute;c nhận thực tế đ&aacute;ng sợ như vậy&quot;, Michael Mina, một nh&agrave; dịch tễ học của Harvard nhận định.</span></p> <p><span id="mainContent">C&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu tin rằng sẽ mất một v&agrave;i th&aacute;ng hoặc thậm ch&iacute; một v&agrave;i năm để virus ph&aacute;t triển tới ngưỡng c&oacute; thể chống lại vaccine. Tuy nhi&ecirc;n, họ cũng cho rằng tốc độ tiến h&oacute;a của virus sẽ được đẩy nhanh nếu ch&uacute;ng l&acirc;y lan kh&ocirc;ng kiểm so&aacute;t.</span></p> <p><span id="mainContent">Hơn 100 triệu người tr&ecirc;n thế giới đ&atilde; mắc Covid-19 v&agrave; mỗi một ca bệnh đều ẩn chứa cơ hội để virus biến chủng ngẫu nhi&ecirc;n.</span></p> <p><span id="mainContent">Khi một đột biến n&agrave;o đ&oacute; xảy ra, virus c&oacute; thể c&oacute; khả năng chống lại hệ miễn dịch tự nhi&ecirc;n của cơ thể v&agrave; h&igrave;nh th&agrave;nh một biến thể mạnh hơn.</span></p> <p><span id="mainContent">Một dấu hiệu ban đầu cho việc n&agrave;y l&agrave; c&oacute; một số lượng đ&aacute;ng kể những người mắc Covid-19 lần thứ hai. Dường như những g&igrave; m&agrave; hệ miễn dịch của họ nhận được trong lần l&acirc;y nhiễm đầu ti&ecirc;n đ&atilde; kh&ocirc;ng thể bảo vệ họ trước c&aacute;c phi&ecirc;n bản mới của virus SARS-CoV-2.</span></p> <p><span id="mainContent">C&aacute;c nh&agrave; khoa học tại Moderna v&agrave; Pfizer/BioNTech lo ngại rằng điều tương tự c&oacute; thể xảy ra với hệ miễn dịch sau khi sử dụng vaccine của họ. Trong ph&ograve;ng th&iacute; nghiệm, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu đ&atilde; xem x&eacute;t c&aacute;c phi&ecirc;n bản kh&aacute;c nhau của virus v&agrave; phơi nhiễm ch&uacute;ng cho c&aacute;c mẫu m&aacute;u từ một số lượng nhỏ những người được ti&ecirc;m vaccine.</span></p> <p><span id="mainContent">C&aacute;c kh&aacute;ng thể v&ocirc; hiệu h&oacute;a virus do vaccine của Moderna tạo ra c&oacute; hiệu quả với mức độ tương đương nhau khi chống lại chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu v&agrave; biến thể B.1.1.7 từ Anh nhưng &iacute;t hiệu quả hơn nhiều trong việc đối ph&oacute; với biến thể từ Nam Phi. Vaccine của Pfizer cũng c&oacute; &iacute;t hiệu quả hơn trong việc chống lại biến thể từ Nam Phi so với c&aacute;c biến thể kh&aacute;c.</span></p> <p><span id="mainContent">D&ugrave; vậy, c&aacute;c chuy&ecirc;n gia vẫn thận trọng cho rằng việc nghi&ecirc;n cứu ở ph&ograve;ng th&iacute; nghiệm kh&ocirc;ng phải l&agrave; một mẫu h&igrave;nh ho&agrave;n hảo để t&igrave;m hiểu về hệ miễn dịch của con người.</span></p> <p><span id="mainContent">&quot;Liệu người được ti&ecirc;m vaccine c&oacute; mắc biến thể mới hay kh&ocirc;ng - đ&acirc;y mới l&agrave; bằng chứng thực sự của việc &ldquo;lửa thử v&agrave;ng&quot;, Otto Yang, nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California tại Los Angeles (UCLA) cho hay.</span></p> <p><span id="mainContent">Novavax thận trọng cho rằng nghi&ecirc;n cứu ở Nam Phi với 4.400 bệnh nh&acirc;n vẫn ở quy m&ocirc; qu&aacute; nhỏ n&ecirc;n kh&ocirc;ng thể đưa ra sự đ&aacute;nh gi&aacute; ch&iacute;nh x&aacute;c về t&iacute;nh hiệu quả của vaccine.</span></p> <p><span id="mainContent">C&aacute;c kết quả của Johnson&amp;Johnson cũng cung cấp th&ecirc;m bằng chứng cho thấy vấn đề n&agrave;y thực sự nghi&ecirc;m trọng.</span></p> <p><span id="mainContent"><strong>Cuộc đua giữa biến thể SARS-CoV-2 v&agrave; vaccine</strong></span></p> <p><span id="mainContent">C&aacute;c chuy&ecirc;n gia cho biết sự thể hiện kh&ocirc;ng hiệu quả của vaccine Covid-19 tại Nam Phi gần như chắc chắn l&agrave; kết quả từ việc biến thể mới đang vượt trội ở khu vực n&agrave;y. C&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu tin rằng biến thể mới c&oacute; khả năng l&acirc;y nhiễm cao hơn c&aacute;c biến thể kh&aacute;c v&agrave; l&acirc;y lan ng&agrave;y c&agrave;ng rộng ở Nam Phi cũng như c&aacute;c nơi kh&aacute;c khi c&aacute;c cuộc thử nghiệm bắt đầu hồi th&aacute;ng 9.</span></p> <p><span id="mainContent">C&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu cũng cho rằng c&aacute;c biến thể mới c&oacute; thể l&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n cho việc thử nghiệm vaccine của Johnson &amp; Johnson ở Mỹ Latin c&oacute; kết quả dưới mức trung b&igrave;nh. C&aacute;c đột biến g&acirc;y lo ngại nhất nằm ở protein gai tr&ecirc;n bề mặt của virus bởi c&aacute;c đột biến n&agrave;y c&oacute; thể l&agrave;m tăng khả năng virus lọt qua v&ograve;ng bảo vệ của c&aacute;c kh&aacute;ng thể m&agrave; vaccine tạo ra.</span></p> <p><span id="mainContent">Hiện nay, Moderna th&ocirc;ng b&aacute;o sẽ tăng th&ecirc;m 1 mũi ti&ecirc;m nữa so với liệu tr&igrave;nh 2 mũi ti&ecirc;m vaccine hiện nay để chống lại biến thể từ Nam Phi. C&ocirc;ng ty cũng c&oacute; kế hoạch thử nghiệm xem liệu một mũi ti&ecirc;m thứ ba của c&ocirc;ng thức ban đầu c&oacute; thể ngăn chặn c&aacute;c biến thể kh&aacute;c hay kh&ocirc;ng.</span></p> <p><span id="mainContent">BioNTech, c&ocirc;ng ty hợp t&aacute;c với Pfizer cũng c&acirc;n nhắc đến việc điều chỉnh vaccine Covid-19 để đối ph&oacute; với c&aacute;c biến thể mới.</span></p> <p><span id="mainContent"><strong>Ch&igrave;a kh&oacute;a ngăn virus SARS-CoV-2 biến chủng</strong></span></p> <p><span id="mainContent">Mỹ đ&atilde; ghi nhận c&aacute;c trường hợp đầu ti&ecirc;n nhiễm biến thể mới từ Nam Phi h&ocirc;m 28/1 trong khi biến thể từ Anh với khả năng l&acirc;y nhiễm cao hơn cũng đ&atilde; lan rộng tại quốc gia n&agrave;y.</span></p> <p><span id="mainContent">Trong một cuộc họp b&aacute;o h&ocirc;m 29/1, Tiến sĩ Anthony Fauci, Gi&aacute;m đốc Viện Nghi&ecirc;n cứu Dị ứng v&agrave; C&aacute;c bệnh truyền nhiễm nhận định việc c&aacute;c biến thể mới dễ l&acirc;y nhiễm hơn xuất hiện ở Mỹ hiện nay l&agrave; &quot;hồi chu&ocirc;ng cảnh b&aacute;o&quot; cho thấy y&ecirc;u cầu cần nhanh ch&oacute;ng ti&ecirc;m vaccine cho người d&acirc;n Mỹ.</span></p> <p><span id="mainContent">&quot;H&atilde;y ti&ecirc;m vaccine cho nhiều người nhất c&oacute; thể v&agrave; nhanh nhất c&oacute; thể&quot; bởi đ&acirc;y l&agrave; ch&igrave;a kh&oacute;a để ngăn khả năng virus biến chủng. &quot;Virus kh&ocirc;ng thể biến chủng nếu ch&uacute;ng kh&ocirc;ng thể nh&acirc;n l&ecirc;n&quot;, chuy&ecirc;n gia n&agrave;y cho hay.</span></p> <p><span id="mainContent">Mỹ đang ti&ecirc;m vaccine cho trung b&igrave;nh 1,2 triệu người/ng&agrave;y, Gi&aacute;m đốc Trung t&acirc;m Ngăn ngừa v&agrave; Kiểm so&aacute;t dịch bệnh Rochelle Walensky cho hay.</span></p> <p><span id="mainContent">D&ugrave; vậy, theo c&aacute;c chuy&ecirc;n gia, tốc độ n&agrave;y vẫn c&ograve;n qu&aacute; chậm bởi kh&ocirc;ng biết c&aacute;c loại biến thể vượt trội n&agrave;o sẽ xuất hiện v&agrave;o thời điểm chiến dịch ti&ecirc;m vaccine ở giai đoạn quan trọng.</span></p> <p><span id="mainContent">Họ cũng nhấn mạnh rằng việc ti&ecirc;m vaccine cần đi k&egrave;m với c&aacute;c biện ph&aacute;p bảo vệ kh&aacute;c như đeo khẩu trang v&agrave; gi&atilde;n c&aacute;ch x&atilde; hội cho tới khi số ca mắc giảm xuống.</span></p> <p><span id="mainContent">Cuối c&ugrave;ng, một chiến dịch ti&ecirc;m chủng vaccine Covid-19 phải được thực hiện tr&ecirc;n to&agrave;n thế giới. Nếu một biến thể mới đột nhi&ecirc;n xuất hiện v&agrave;o năm tới, chẳng hạn như tại Brazil, thậm ch&iacute; to&agrave;n bộ nước Mỹ đ&atilde; được ti&ecirc;m vaccine cũng c&oacute; thể gặp nguy hiểm.</span></p> <p><span id="mainContent">&quot;Cho tới khi mọi người đều được bảo vệ, nếu kh&ocirc;ng th&igrave; tất cả ch&uacute;ng ta đều đối mặt với rủi ro&quot;, nh&agrave; dịch tễ học Mina cho hay.</span></p> <p><span id="mainContent">Tiến sĩ Fauci cũng k&ecirc;u gọi ch&iacute;nh phủ tăng khả năng ph&aacute;t hiện c&aacute;c biến thể mới. Hiện nay, những nỗ lực sắp xếp tr&igrave;nh tự gen đang bị ph&acirc;n t&aacute;n, chủ yếu dựa v&agrave;o c&aacute;c nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu v&agrave; một số nh&oacute;m t&igrave;nh nguyện đăng tải dữ liệu của họ. Mỹ chỉ sắp xếp được tr&igrave;nh tự gen của 1% trong số h&agrave;ng triệu mẫu dương t&iacute;nh với SARS-CoV-2 thu thập được trong c&aacute;c cuộc x&eacute;t nghiệm h&agrave;ng ng&agrave;y.</span></p> <p><span id="mainContent">&quot;Ch&uacute;ng ta đang chiếu một ngọn đ&egrave;n v&agrave;o b&oacute;ng tối với hy vọng sẽ ph&aacute;t hiện ra c&aacute;c biến thể nguy hiểm. Tuy nhi&ecirc;n, điều ch&uacute;ng ta thực sự cần l&agrave;m l&agrave; phải bật điện l&ecirc;n&quot;, Anne Rimoin, nh&agrave; dịch tễ học UCLA cho hay./.</span></p> <div class="VCSortableInPreviewMode link-content-footer IMSCurrentEditorEditObject">&nbsp;</div> <p class="author">&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo VOV
back to top