Phiên đấu giá này dự kiến được tổ chức vào ngày 12/11/2021 tại trụ sở Công ty đấu giá hợp danh Sao Việt - số 1 Lô B11c Khu đô thị Đầm Trấu, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Trước đó, theo thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá được công bố hồi đầu tháng 7, BIDV cho biết, dư nợ của Công ty Thành Quang tại ngân hàng này tính đến ngày 21/3/2021 là hơn 670 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là hơn 469 tỷ đồng, dư nợ lãi là hơn 201 tỷ đồng.
Theo đó, tài sản đảm bảo của khoản nợ này là một số quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại huyện Đông Anh cùng máy móc thiết bị của dự án nhà máy xử lý rác thải huyện Đông Anh.
Tuy nhiên, BIDV từng 2 lần thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty Thành Quang vào tháng 9 và tháng 10 với mức giá khởi điểm lần lượt là gần 676 tỷ đồng và hơn 608 tỷ đồng. Như vậy, so với giá trị của khoản nợ và so với các mức giá khởi điểm trước thì mức giá khởi điểm trong thông báo mới nhất của BIDV đều thấp hơn đáng kể.
Theo tìm hiểu, Công ty Thành Quang được thành lập năm 2004, người đại diện theo pháp luật hiện tại là ông Nguyễn Thanh Quang. Công ty đặt trụ sở tại tòa nhà số 14, phố Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Công ty Đầu tư Thành Quang là chủ đầu tư của dự án khu xử lý rác thải huyện Đông Anh (Hà Nội) với công suất xử lý chất thải 500 tấn/ngày. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 768 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là gần 159 tỷ đồng (chiếm 20,69% tổng mức đầu tư), vốn huy động là hơn 609 tỷ đồng (chiếm 20,69% tổng mức đầu tư), vốn huy động là hơn 609 tỷ đồng (chiếm 79,31%).
Thời gian qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những nhà băng tích cực thanh lý tài sản để xử lý nợ xấu nhất kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, có nhiều khối tài sản lớn BIDV đã nhiều lần rao bán và giá đã giảm tới gần 50% nhưng vẫn không thể xử lý.
Theo đó, BIDV tiếp tục rao bán khối nợ của nhiều đơn vị, với tài sản đảm bảo gồm nhiều BĐS, cổ phiếu, xe ô tô... lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, dù ghi nhận lãi lớn sau 9 tháng đầu năm, nhưng báo cáo tài chính của BIDV cũng cho biết đến 30/9, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn tăng khá mạnh.
Nợ dưới tiêu chuẩn tăng từ 2.382 tỷ đồng lên gần 4.404 tỷ đồng (tăng gần 84,9%). Nợ nghi ngờ mất vốn tăng từ 2.462 tỷ đồng lên 3.148 tỷ đồng (tăng 27,8%).
Theo BIDV, Ngân hàng trích lập hơn 7.502 tỷ đồng chi phí hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng tăng hơn 30% so với cùng kỳ.