Bí quyết giúp nhanh thoát khỏi tình trạng say xỉn

Có thể thấy, rượu là một thức uống thường xuyên hiện diện góp vui trong những dịp tiệc tùng, nhất là vào ngày Tết. Vậy có cách giải rượu nào dễ thực hiện tại nhà nhưng đem lại hiệu quả cao khi lỡ uống quá chén không?

Say rượu là một dạng ngộ độc rượu. Tùy từng người, mức độ uống, loại rượu mà biểu hiện say khác nhau. Từ nhẹ (là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững…) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu).

Theo eMediHealth, bên trong cơ thể, rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde, một chất độc gây hại cho gan đặc biệt với số lượng quá mức. Nó làm hỏng ADN, cản trở chức năng tế bào bình thường và cũng ức chế khả năng cơ thể đảo ngược tổn thương này.

Đây là lý do tại sao uống quá nhiều rượu thường gây ra một số tác dụng phụ được gọi chung là tình trạng say rượu.

Các triệu chứng say rượu có thể khác nhau tùy theo từng người, nhưng một số triệu chứng được báo cáo phổ biến nhất là tim đập loạn nhịp, lo lắng, đau người, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn, đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh lớn, cáu gắt…

Các triệu chứng này thường tự giảm dần trong vòng 24 giờ, nhưng bạn có thể làm một số việc sau để giảm bớt các triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi của cơ thể.

Bí quyết giúp nhanh thoát khỏi tình trạng say xỉn ảnh 1

Bí quyết giúp nhanh thoát khỏi tình trạng say xỉn

Tiêu thụ thực phẩm có chứa L-cysteine

L-cysteine là một dạng của axit amin bán thiết yếu cysteine. Nó liên kết với acetaldehyde, hợp chất độc hại mà rượu được chuyển hóa thành trong cơ thể. Bằng cách "bẫy" và loại bỏ acetaldehyde khỏi cơ thể, L-cysteine có thể giúp làm giảm các triệu chứng say rượu như buồn nôn, nhức đầu, căng thẳng và lo lắng.

Vì vậy, bạn nên ăn một bữa sáng thịnh soạn và lành mạnh bao gồm trứng và carbohydrate phức hợp sau một đêm uống nhiều rượu.

Ăn xoài

Tiêu thụ xoài có thể giúp giảm nồng độ cồn trong huyết tương để giảm bớt các triệu chứng liên quan đến say rượu. Nó có nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các độc tố gây hại do rượu thải ra trong cơ thể.

Uống nước ép cà chua

Nước ép cà chua có thành phần chủ yếu là nước nên có tác dụng dưỡng ẩm khá tốt. Vì vậy, nó có thể giúp đảo ngược tác dụng lợi tiểu của rượu và do đó làm giảm các triệu chứng say rượu của bạn.

Cà chua còn chứa nhiều enzym, vitamin và khoáng chất giúp chống lại những hậu quả có hại do uống quá nhiều rượu. Nó chứa đầy vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh có thể vô hiệu hóa các sản phẩm phụ có hại của quá trình chuyển hóa rượu.

Uống trà gừng mật ong

Gừng được sử dụng rộng rãi ở châu Á như một phương pháp chữa trị chứng say rượu. Nó chứa nhiều hợp chất phenol hoạt tính khác nhau như shogaol và gingerol, giúp cơ thể chuyển hóa hoặc tiêu hóa rượu để giảm nồng độ trong máu.

Trong khi đó, mật ong chứa một dạng đường tự nhiên gọi là fructose, có tác dụng tương tự.

Do đó, tiêu thụ cả hai thành phần này cùng nhau có thể làm giảm đáng kể lượng rượu trong cơ thể, từ đó làm giảm tác dụng phụ của việc uống rượu say như buồn nôn, nôn và đau bụng.

Uống trà đen

Trà đen có chứa axit tannic, có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể gây ra cảm giác nôn nao.

Ăn chuối

Magie và kali là những chất điện giải thiết yếu thường bị cạn kiệt khỏi cơ thể khi say rượu, dẫn đến tình trạng mất nước.

Vì chuối chứa đầy cả hai loại khoáng chất này nên chúng có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng điện giải trong cơ thể và do đó thúc đẩy quá trình phục hồi.

Sử dụng nước sắn dây

Một trong những cách giải rượu tại nhà khác bạn nên tham khảo chính là sử dụng nước sắn dây. Đây là một nguyên liệu sở hữu vị ngọt, mát, tính bình. Bằng cách sử dụng nó, bạn sẽ nhanh chóng giảm đi cảm giác khó chịu sau khi quá chén.

Cụ thể, bạn cần pha bột sắn dây với nước lọc và có thể vắt thêm nước chanh để tăng hương vị giúp dễ uống hơn.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top