Bí quyết chọn thực phẩm cho người bị ung thư gan

Khi bị ung thư gan thì dinh dưỡng rất quan trọng để phụ trợ điều trị. Người bị ung thư gan cần biết cách chọn món ăn, thực phẩm để tốt cho gan, giảm các triệu chứng của bệnh.

Trong sách thuốc Đông y thường đưa bệnh ung thư gan trong các chứng bệnh “chứng hà tích tụ”, “căng trướng”, “Hoàng đản”... Nguyên nhân phát bệnh của những loại bệnh này được cho là có liên quan đến cơ thể suy nhược, ăn uống không điều độ...

Y học hiện đại cho rằng, nó có liên quan đến việc ăn uống như ăn thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, uống nước bị ô nhiễm... và có liên quan đến viêm gan B, viêm gan C.

Chế độ dinh dưỡng

Khi điều trị bệnh ung thư gan có thể tùy theo tình trạng của từng người mà dùng phương pháp phẫu thuật, xạ trị, tiêm cồn... còn dùng thực liệu chỉ có giá trị phụ trợ điều trị.

Bệnh nhân ung thư gan thường cảm thấy khẩu vị không tốt, bụng trên no căng... khi đó nên ăn một ít thực phẩm dễ tiêu hóa, hương thơm thông khí như đậu phụ, thảo đậu, mề gà, mề vịt... Ngoài ra, sơn tra, trần bì có thể dùng làm món ăn chơi, có tác dụng lợi tiêu hóa, thông khí. Quýt vàng, phật thủ có ở trong mứt... cũng có thể ăn được.

Một số bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đại tiện nhiều khi thấy phân lỏng, gan đau, cũng không no căng, bợn lưỡi không nhầy, Đông y gọi là tỳ hư, nên ăn một số thực phẩm có tác dụng kiện tỳ, như bo bo, đậu đỏ, khoai môn... Hạt bo bo có chứa thành phần chống ung thư. Đậu đỏ có tác dụng lợi thấp với những người có chứng cổ trướng. Khoai môn có công dụng nhuyễn kiên.

Sốt là một triệu chứng thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư gan. Dưa hấu là một loại thực phẩm tốt có tác dụng thanh nhiệt, vỏ dưa hấu còn có tác dụng lợi tiểu. Mướp có tác dụng mát máu giải độc. Mướp xào không hay xào với đậu phụ, hương vị cũng rất ngon. Cháo rất thích hợp với người bị sốt và sợ lạnh.

ung-thu-gan.jpg
Bí quyết chọn thực phẩm cho bệnh ung thư gan.

Khi bị đau vùng gan, ăn một ít sơn tra có tác dụng rất tốt. Sơn tra ngoài tác dụng tiêu thực, còn có thể hóa huyết ứ, giúp giảm đau. Cua phá ứ tán kết là một loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư, mùi vị tươi ngon có tác dụng tốt khi bị đau gan, nhưng khi khẩu vị tiêu hóa kém, không nên ăn gạch cua.

Nên uống trà thường xuyên cũng rất tốt. Có nhiều người cho rằng, uống thuốc Đông y phải kiêng uống trà, điều này không khoa học. Trà là một vị thuốc có công dụng tiêu thực, giảm phiền muộn, giải dầu ngấy, lợi tiểu.

Các nghiên cứu mới đây cho thấy, nhiều thành phần trong trà như polyphenol có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Bệnh nhân ung thư gan có triệu chứng cổ trướng, nếu uống trà thường xuyên có lợi cho quá trình tiểu tiện. Khi bị vàng da, việc tiểu tiện không thông suốt, uống trà giúp ích cho quá trình đẩy lùi vàng da. Khi tiêu hóa không tốt uống trà rất tốt cho sức khỏe. Đông y cho rằng, trà có tác dụng “trợ thấp” khi bị bợn lưỡi dày nhầy, nên ít uống trà.

Ngoài ra, nấm, nấm hương, mộc nhĩ, rau rút... nên ăn thường xuyên.

Món ăn, bài thuốc nên sử dụng

Phật thủ hấp mạch nha: Phật thủ 1 quả, mạch nha lượng vừa đủ. Phật thủ thái vụn cho vào nồi cùng mạch nha và một chút nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, ăn cái uống nước mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 thìa canh.

Món này tốt cho người ung thư gan có triệu chứng đau hạ sườn phải, ngực sườn đầy tức, miệng nhạt hoặc đắng, ăn kém chậm tiêu, có thể có cảm giác buồn nôn, đại tiện nhão hoặc lỏng, người rất mệt, hình thể hao gầy, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng.

Trứng gà hấp tam thất: Bột tam thất 3g, nước ép ngó sen 30ml, trứng gà 1 quả. Đập trứng đánh đều rồi hòa với nước ngó sen và bột tam thất, đem hấp chín, ăn trong ngày.

Món này tốt cho người đau hạ sườn phải nhiều, có vùng đau cố định, người gầy, sắc mặt sạm, môi thâm, ăn kém, đại tiện táo hoặc nát, có thể có vàng da và giãn các tĩnh mạch ở bụng (tuần hoàn bàng hệ), chất lưỡi đỏ và các điểm ứ huyết màu tím, thậm chí có hiện tượng xuất huyết ở mặt dưới lưỡi, rêu lưỡi vàng.

Món ăn cho người ung thư gan phải giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không nên cho quá nhiều dầu mỡ, phải thanh đạm, hương vị tươi ngon. Ăn nhiều rau tươi và các loại rau quả. Tránh ăn các loại thực phẩm quá thô cứng, để tránh tổn thương đến tĩnh mạch, thực quản.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top